Trầm cảm, suy nghĩ tự tử phổ biến ở học sinh trung học trong thời kỳ đại dịch

Theo một khảo sát gần đây ở Hoa Kỳ, hơn một phần ba số học sinh trung học tham gia khảo sát đã trải qua tình trạng căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm và gần 1/5 cho biết chúng có ý định tự tử trong đại dịch Covid-19.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có tới 44% học sinh tham gia khảo sát từng cảm thấy buồn hoặc tuyệt vọng mỗi ngày trong khoảng hai tuần liên tiếp, thậm chí là hơn.

Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến dành cho 7.705 học sinh từ lớp 9-12 trên toàn quốc trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021. Câu hỏi được đưa ra là: "Sức khỏe tinh thần của bạn có thường xuyên không tốt hay không?". Cuộc khảo sát được công bố trên Báo cáo hàng tuần về Bệnh tật và Tử vong của CDC Hoa Kỳ.

Qua khảo sát, các nhà nghiên cứu nhận thấy tình trạng tinh thần sa sút phổ biến và tỷ lệ tự tử cao ở học sinh thuộc mọi giới tính, chủng tộc và dân tộc, nhưng phổ biến hơn ở giới nữ và cộng đồng LGBT.

Trước đó, vào tháng 10 năm 2021, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, Học viện Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên Hoa Kỳ cùng với Hiệp hội Bệnh viện Nhi đồng đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên, chỉ ra những căng thẳng do đại dịch đã làm trầm trọng thêm các vấn đề tồn tại trước đó.

Những phát hiện qua khảo sát đã cho thấy những vấn đề phức tạp mà bản thân học sinh, phụ huynh và nhà trường không thể tự giải quyết. Những di chứng do đại dịch Covid-19 để lại đối với cả thể chất lẫn tinh thần sẽ còn kéo dài trong nhiều năm.


Thanh thiếu niên phải đối mặt với nhiều loại căng thẳng trong suốt đại dịch.

Khi các trường học bị đóng cửa do giãn cách xã hội, thanh thiếu niên phải đối mặt với nhiều loại căng thẳng, bao gồm cả áp lực từ cha mẹ và sự cô lập.

Hơn một nửa số học sinh được khảo sát cho biết chúng từng bị cha mẹ hoặc người lớn làm tổn thương tâm lý khi ở nhà, 11% cho biết chúng bị lạm dụng thể chất. Gần 30% học sinh có cha mẹ hoặc người lớn khác trong gia đình bị mất việc làm và 24% cho biết các em thường bị đói vì không có đủ thức ăn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng học sinh châu Á nhận thức được sự phân biệt chủng tộc cao nhất trong thời kỳ đại dịch với 64%, tiếp theo là học sinh da đen và đa chủng tộc với khoảng 55%.Các nhà nghiên cũng cứu ghi nhận sự gia tăng phân biệt chủng tộc trong đại dịch bắt đầu ở Trung Quốc, đặc biệt là đối với các cộng đồng châu Á.

Để giải quyết những vấn đề sức khỏe tâm thần này, các nhà nghiên cứu khuyến nghị cải thiện sự kết nối giữa các học sinh với nhau cũng như giữa học sinh với cán bộ nhà trường. Bên cạnh đó, các khóa học tập trung vào kỹ năng xã hội và kỹ năng quản lý cảm xúc cũng nên được xem xét bổ sung vào các buổi học chính.

Cập nhật: 06/04/2022 Theo VnReview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video