Trạm vũ trụ trong lòng đại dương

Xuất phát từ mô hình của trung tâm trạm vũ trụ quốc tế ISS, mới đây, các nhà khoa học vừa đưa ra ý tưởng xây dựng một trung tâm khoa học tương tự dưới lòng đại dương, công trình được ví như một "trạm vũ trụ" trong lòng đại dương.

Trong lịch sử phát triển khoa học của nhân loại, trạm vũ trụ quốc tế ISS không chỉ được xem là điểm dừng chân của các nhà du hành, các con tàu khi đi vào vũ trụ mà còn là một trung tâm nghiên cứu quan trọng của con người ngoài trái đất.

Sea Orbiter - trạm hải dương trong lòng biển

Mô hình của "trạm vũ trụ" đại dương trông giống như một con tàu khổng lồ chìm sâu dưới đại dương. Tuy nhiên, đây lại là một công trình nhân tạo qui mô nhằm phục vụ việc nghiên cứu đại dương của giới khoa học.

Mô hình Sea Orbiter. (Ảnh: Internet)

Công trình có tên gọi là Sea Orbiter (trạm hải dương học) với chiều cao 51 mét và kiến trúc vô cùng hiện đại, Sea Orbiter được đánh giá là một con tàu nhân tạo lớn nhất và đầu tiên trên thế giới chỉ dành riêng và phục vụ cho việc nghiên cứu sự sống dưới lòng biển.

Người đưa ra ý tưởng và xây dựng mô hình cho Sea Orbiter  - ông Jacques Rougerie -  cho biết: Sea Orbiter hay còn gọi là trạm hải dương học không chỉ có thể nằm sâu trong lòng đại dương mà thậm chí còn có thể điều khiển để có thể di chuyển, thay đổi vị trí. Ông Rougerie tin rằng điều này sẽ giúp các nhà nghiên cứu đại dương học, các nhà sinh vật học, và giới khoa học... nói chung có điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ việc nghiên cứu đại dương một cách hiệu quả. Đồng thời giúp các nhà khoa học có thêm những cái nhìn mới hơn về những điều bí ẩn trong lòng đại dương mà con người chưa từng được biết đến.

Khi công trình Sea Orbiter được hoàn tất, tất cả các nhà hải dương học có thể có điều kiện tiếp xúc và khám phá rất nhiều điều về đại dương còn vô vàn điều bí ẩn của chúng ta. Chẳng hạn như việc những nhà khoa học có thể đặt chân tới những khu vực sâu, thậm chí tới đáy biển chỉ trong một thời gian ngắn mà không phải phụ thuộc vào các thiết bị hỗ trợ lặn hoặc các cách nghiên cứu, thăm dò phức tạp như hiện nay.

Một công trình kiến trúc kết hợp thành tựu công nghệ hiện đại

Trạm hải dương học được kiến trúc sư Jacques Rougerie - người Pháp thiết kế với mô hình một con thuyền nằm dọc được đánh giá là một kỳ quan, mà khi hoàn tất sẽ tương đương với tầm vóc của tháp Eiffen của Pháp.

Song, không chỉ là một công trình kiến trúc đồ sộ và mang tính thẩm mỹ,  Sea Orbiter cũng được trang bị đầy đủ các hệ thống thiết bị điều khiển tự động vô cùng hiện đại như hệ thống điện thoại, hệ thống cửa sổ để theo dõi các diễn biến xảy ra ngay trong lòng đại dương, hệ thống các thiết bị hỗ trợ lặn, lấy mẫu hay hệ thống các phòng thí nghiệm...

Theo ước tính, để xây dựng những hạng mục đầu tiên của công trình, số tiền chi phí phải lên tới khoảng 35 triệu euro (tương đương với khoảng 32 triệu đô la Mỹ). Con số chi phí là không nhỏ, song không chỉ phục vụ nghiên cứu đại dương mà nó còn có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu thêm nhiều yếu tố quan trọng khác đang trở thành vấn đề đáng quan tâm đối với thế giới hiện nay, chẳng hạn như hiện tượng nóng lên toàn cầu và mối liên quan, tác động của nó đến sự tồn tại và biến đổi của đại dương nói riêng và trái đất nói chung.

Mô hình ở góc độ khác. (Ảnh: Internet)

Công trình có ý nghĩa đối với ngành hải dương học

Khi được hỏi về mục đích xây dựng Sea Orbiter và lợi ích mà công trình sẽ mang lại, tiến sĩ Rougerie đã cho biết: "Đại dương có rất nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá, chỉ mới 50 năm về trước, chúng ta mới bắt đầu phát hiện ra rằng cuộc sống dưới lòng đại dương rất phong phú, cũng giống như trên mặt đất, đại dương cũng có những "chu kỳ" thay đổi của nó và có những nét đặc trưng mà trước đó không ai có thể biết. Sea Orbiter sẽ giúp con người khám phá được những đặc trưng bí ẩn này và mở thêm cho nhân loại những kiến thức mới về đại dương học".

Nguyên nhân thứ hai dẫn tới sự ra đời của ý tưởng công trình trạm hải dương học còn là do dự báo của giới khoa học về một tương lai của nhân loại khi mà các loại thực phẩm và thuốc hầu hết đều được sản xuất từ những sản vật của đại dương. Con người cần nhận thức rõ rằng đại dương đã, đang và sẽ tiếp tục đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với hành tinh của chúng ta cũng như sự sống của trái đất.

Sea Orbiter được thiết kế để có thể chuyển động trong lòng đại dương (giống như trong trạng thái không trọng lực) để có thể dễ dàng phục vụ cho việc nghiên cứu các khu vực khác nhau và tài nguyên đa dạng dưới lòng biển.

Toàn bộ hệ thống điều khiển, kiểm soát và định vị cho trạm hải dương học Sea Orbiter  có mô hình và chức năng giống  như trạm vũ trụ quốc tế ISS. Tác giả của trạm hải dương học - ông Rougerie cho biết công trình hiện đang được hoàn thành tới 90% khối lượng công việc. Đây sẽ không chỉ là niềm tự hào của riêng giới khoa học Pháp, mà còn là một trong những công trình qui mô và hiện đại vào bậc nhất của thế giới hiện nay. Trong bài phát biểu của mình mới đây trước công chúng, Tổng thống Pháp Sarkozy cũng đã đề cập tới dự án trạm hải dương học như một phần quan trọng mang tầm vóc quốc gia của Pháp.

Theo Sức khỏe & Đời sống
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video