Tranh cãi về việc đưa hóa thạch người tiền sử Lucy ra khỏi Ethiopia

Bảo tàng Khoa học tự nhiên Houston ở Texas (Mỹ) vừa công bố vào tháng 9/2007 sẽ trưng bày xương hóa thạch thật, chứ không phải là khuôn đúc của người tiền sử Lucy thuộc họ Australopithecus được phát hiện tại vùng Afar ở Ethiopia vào năm 1974. Đây sẽ là lần đầu tiên Lucy rời Ethiopia để được trưng bày trước công chúng.

Bảo tàng Houston cho biết đã ký kết thỏa thuận trong tuần qua với Chính phủ Ethiopia sau 4 năm thương lượng. Số tiền chi cho nước này chưa được công bố. Khoảng một chục bảo tàng Mỹ sẽ tiếp nhận triển lãm mang tên “Di sản của Lucy: những châu báo ẩn giấu tại Ethiopia”. Nhân dịp này, 190 hóa thạch, di vật và hiện vật sẽ được mượn từ Bảo tàng Addis-Abeba trong vòng 6 năm.

Bộ xương hóa thạch của người tiền sử Lucy được phát hiện tại vùng Afar ở Ethiopia vào năm 1974 (Ảnh: Les Neuhaus)

Nếu một số người xem đây là một cơ hội tuyệt vời để giới thiệu cho người Mỹ về sự tiến hóa của con người, nhiều nhà cổ sinh vật học tìm cách phản đối chuyến đi này. Họ lo lắng nhất là hóa thách quý giá này có nguy cơ bị hỏng. Đây là mẫu hóa thạch duy nhất không thể thay thế.

Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Cleveland và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian ở Washington cho biết sẽ từ chối trưng bày Lucy. “Lucy không được rời khỏi đất nước Ethiopia”, Bảo tàng Smithsonian khẳng định.

Bộ xương của Lucy đã rời Ethiopia một lần duy nhất vào năm 1974 và được ông Donald Johanson, một trong những người phát hiện ra nó, mang đến Mỹ để nghiên cứu. Sau khi nó trở về đất mẹ, các nhà cổ sinh vật học phải tự di chuyển để xem Lucy “thật”. Một bản sao của Lucy được trưng bày thường xuyên tại Bảo tàng Addis-Abeba.

Các nhà khoa học tố cáo đây là một sự vi phạm thỏa thuận được ký vào năm 1998 dưới sự chủ trì của UNESCO. Tổ chức này khuyến cáo không nên đưa các hóa thạch người ra khỏi nước nguyên quán và đề nghị nên sử dụng các bản sao trong các cuộc triển lãm dành cho công chúng.

Những người phản đối dự án lo lắng các nước khác như Kenya sẽ bắt chước đưa các hóa thạch người quý hiếm ra khỏi nước.

V.S

Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video