Trẻ em và nguy cơ mắc bệnh tự kỷ

Nghiên cứu trên hồ sơ khai sinh của hơn 7 triệu trẻ em được sinh ra ở bang California, Hoa Kỳ, trong thập niên 1990 và đầu những năm 2000 đã tìm thấy một liên kết rõ ràng giữa một đứa trẻ được thụ thai trong mùa đông lạnh giá và nguy cơ mắc bệnh tự kỷ trong tương lai.

>>> Bố mẹ lớn tuổi có nguy cơ cao sinh con mắc bệnh tự kỷ
>>>
Phát hiện mới nhất về căn bệnh tự kỷ của trẻ em
>>>
Trẻ vàng da sơ sinh nhiều nguy cơ mắc bệnh tự kỷ

Trong số 7 triệu trẻ em trong nghiên cứu trên, những trẻ em được thụ thai trong những tháng mùa đông lạnh giá, chắc chắn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao đáng kể, theo các nhà nghiên cứu. Nguy cơ của việc có một đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ đã lớn dần trong suốt mùa thu và mùa đông cho đến đầu mùa xuân, và những trẻ em được thụ thai trong tháng 3, sẽ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn 16% khi so sánh với những trẻ em được thụ thai trong tháng 7.


(Ảnh minh họa: Futurity)

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, yếu tố môi trường như: việc tiếp xúc với virus gây bệnh cúm theo mùa, có thể đóng một vai trò quan trọng, như là một tác nhân gây ra bệnh tự kỷ ở những trẻ em được thụ thai trong những tháng mùa đông lạnh giá hàng năm.

Kết quả của nghiên cứu này được đăng tải trực tuyến trên tạp chí The journal EPIDEMIOLOGY, số ra ngày 4 tháng 5 năm 2011.

"Kết quả nghiên cứu có được sau quá trình sàng lọc các yếu tố như: Trình độ học vấn của người mẹ, chủng tộc hay dân tộc, và năm mà đứa trẻ được thụ thai", theo Ousseny Zerbo, tác giả và là nhà nghiên cứu hàng đầu, một nghiên cứu sinh năm thứ năm trong nhóm nghiên cứu sinh dịch tễ học, làm việc tại Khoa Khoa học Y tế cộng đồng, trường Y, đại học UC Davis, Hoa kỳ.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu thu được hơn 7.200.000 hồ sơ của trẻ em được sinh ra từ tháng 1 năm 1990 cho tới tháng 12 năm 2002 từ Văn phòng số liệu về hộ tịch và y tế, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu đã loại trừ một số hồ sơ của những trẻ em đã tử vong trước khi đạt đến độ tuổi mà thường được chẩn đoán: Mắc chứng tự kỷ.

Các hồ sơ khác bị loại bởi vì những hồ sơ này không có thông tin tính ra tháng thụ tha ichính xác và đầy đủ. Tháng thụ thai được tính như sau: ngày cuối cùng có báo cáo kỳ kinh nguyệt của các bà mẹ cộng với hai tuần kế tiếp.

Bác sĩ Irva Hertz-Picciotto, Đại học UC Davis, Hoa Kỳ

Tổng số hồ sơ đủ tiêu chuẩn trong nghiên cứu này là khoảng 6.600.000 hồ sơ, chiếm 91% trong tổng số 7,2 triệu trẻ em được sinh ra theo số liệu ghi nhận được trong giai đoạn nghiên cứu. Những trẻ em này sẽ được theo dõi cho đến lần sinh nhật thứ 6, nhằm xác định xem các em bé này sẽ phát triển bệnh tự kỷ.

Các nhà nghiên cứu nhận biết những trẻ em được chẩn đoán bị bệnh tự kỷ bằng cách đối chiếu những hồ sơ khai sinh này với những trẻ em nhận dịch vụ từ Sở Phát triển Dịch vụ ( DDS ), của tiểu bang California, Hoa Kỳ. Khoảng 19.000 trường hợp bệnh tự kỷ đã được ghi nhận, được xác định rõ là bệnh tự kỷ "đầy đủ hội chứng", theo các hồ sơ của DDS.

Nghiên cứu cho thấy trên tổng thể: Nguy cơ bị bệnh tự kỷ của một đứa trẻ tăng dần nếu đứa trẻ này được thụ thai trong khoảng thời gian: từ tháng này sang tháng khác trong mùa đông cho tới tận tháng 3. Theo nghiên cứu này, mùa đông được coi là tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Mỗi tháng lại được so sánh với tháng 7, với tỉ lệ mắc bệnh tự kỷ tăng khoảng 8% cao hơn ở những trẻ em được thụ thai vào tháng 12, thậm chí tỉ lệ này còn tăng lên 16 % cao hơn ở những trẻ em được thụ thai vào vào tháng 3.

Những nghiên cứu trước đây phát hiện ra mối liên quan giữa: Nguy cơ mắc bệnh tự kỷ của trẻ em và tháng thụ thai hoặc tháng sinh ra, đã cho những kết quả khác nhau. Chẳng hạn như những nghiên cứu được thực hiện tại Israel, Thụy Điển và Đan Mạch, đã tìm thấy một nguy cơ gia tăng của bệnh tự kỷ đối với những trẻ em sinh ra vào tháng 3. Ngược lại, những nghiên cứu được tiến hành tại Canada, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Anh Quốc trước đây, đã xác định nguy cơ làm gia tăng bệnh tự kỷ ở những trẻ em được sinh ra vào mùa xuân. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đến nay vẫn được thực hiện trong qui mô nhỏ hơn, hầu hết chỉ có vài trăm trường hợp của bệnh tự kỷ, khi so sánh với 19.000 trường hợp của bệnh tự kỷ được xác định ở tiểu bang California, Hoa Kỳ.

"Những nghiên cứu về sự thay đổi theo mùa có thể cung cấp manh mối về một vài nguyên nhân sâu xa của bệnh tự kỷ. Dựa trên nghiên cứu này, có thể đạt được hiệu quả để theo đuổi tiếp xúc cho thấy mô hình tương tự theo mùa, chẳng hạn như: sự nhiễm trùng và suy dinh dưỡng nhẹ", theo Irva Hertz-Picciotto, trưởng bộ phận sức khỏe lao động và môi trường, làm việc tại Khoa Khoa học Y tế cộng đồng, trường Y, Đại học UC Davis, Hoa Kỳ.

"Tuy nhiên, có thể sự phát triển của bệnh tự kỷ không phải là do ở thời điểm nhạy cảm mà đứa trẻ được thụ thai. Đúng hơn là, nó có thể là do sự tiếp xúc với một chất độc hại nào đó, trong tháng thứ 3 của thai kỳ, hoặc trong quý thứ 2," herz - Picciotto nói, là một Nhà nghiên cứu liên kết với Viện MIND UC Davis, Hoa Kỳ. "Nếu vậy, chúng ta có thể cần phải tìm kiếm sự tiếp xúc có nguy cơ cao xảy ra vài tháng sau khi thụ thai. Chẳng hạn như, với một chất gây dị ứng mà nó thường xuất hiện cao điểm vào mùa xuân và đầu mùa hè."

Các nhà nghiên cứu cho biết, nghiên cứu này là một điểm khởi đầu cho những cuộc điều tra bổ sung. Bởi sự xuất hiện bệnh tự kỷ theo mùa, có thể là bởi những nguyên nhân khác bao gồm: khả năng phơi nhiễm thuốc trừ sâu, hóa chất người dân sử dụng trong nhà để kiểm soát côn trùng trong các tháng mùa mưa hoặc những tháng ấm áp, và những hóa chất đã được sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp.

Các tác giả khác của nghiên cứu này bao gồm: Maria iosif, Lora Delwiche và Cheryl Walker, làm việc tại Khoa khoa học sức khoẻ cộng đồng, trường Y, Đại học Davis UC, Hoa Kỳ.

Hồ Duy Bình (Theo Ucdmc.ucdavis.edu)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video