Nguồn gốc của hành động chạm cốc có thể được lý giải qua ba nền văn minh lâu đời trên thế giới: La Mã, Hy Lạp và Trung Quốc.
Trên các đấu trường La Mã cổ đại, những võ sĩ giác đầu thường tổ chức ăn mừng sau mỗi trận đấu bằng cách cùng nhau dùng bữa và uống rượu.
Trong trường hợp này, những người trên cùng bàn tiệc hoàn toàn có thể là kẻ thủ của nhau, vì vậy, họ nghĩ ra cách cùng nhau chạm cốc để nước tràn từ ly này sang ly khác, giúp kiểm tra xem đổi phương có bỏ thuốc độc vào ly rượu hay không.
Ý kiến khác lại cho rằng việc chạm cốc bắt nguồn từ người Hy Lạp cổ đại. Người Hy Lạp nhận thấy, khi uống rượu, toàn bộ cơ thể đều được thưởng thức vị ngon của thức uống, duy chỉ có một bộ phận không được thưởng thức đó là tai. Vì vậy, họ phát minh ra việc chạm cốc để tạo ra những tiếng “cạch” vui tai, giúp mọi giác quan hòa vào tiệc rượu.
Nền văn minh Trung Quốc cũng ghi nhận thói quen khi uống rượu trong các văn tự cổ là "cử bôi" (nâng chén) và "can bôi" (cạn chén). Người Trung Quốc sẽ cùng nâng chén rượu lên cao, sau đó uống một hơi cạn đáy. Sau thời nhà Thanh, thói quen nâng chén của người Trung Quốc được kết hợp với chạm cốc của phương Tây, giúp văn hóa chạm cốc ngày càng trở nên phổ biến.