Bệnh nhân nhiễm virus H5N1 sẽ được điều trị tăng liều lên gấp đôi (từ 75mg lên 150 mg/lần).
Thuốc Tamiflu 75mg |
Theo đó, việc thử nghiệm được thực hiện trên cơ sở tăng liều lượng Tamiflu lên gấp đôi (từ 75mg lên 150 mg/lần) đối với bệnh nhân nhiễm virus H5N1.
Theo ông Hiển, việc tăng liều điều trị này nhằm tìm hiểu xem với liều dùng này có gây kháng thuốc hay không; các tác dụng phụ không; sự miễn dịch của bệnh nhân có tốt hay không so với liều chuẩn đang được chỉ định dùng trong các cơ sở y tế...
Nghiên cứu này sẽ được tiến hành trong thời gian khoảng vài năm nhằm tìm ra một phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân nhiễm virus H5N1.
Tại Việt Nam, việc thử nghiệm dự kiến được thực hiện ở Bệnh viện các bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới Hà Nội.
Ở Việt Nam hiện nay, trong phác đồ điều trị bệnh cúm A của Bộ Y tế cho phép các cơ sở điều trị bệnh nhân cúm A đưa thuốc Tamiflu vào điều trị cho bệnh nhân và có hiệu quả rõ rệt. Theo phác đồ này, trẻ em từ 1-13 tuổi dùng dung dịch uống tuỳ theo trọng lượng cơ thể: - Dưới 15kg: 30mg x 2 lần/ngày x 5 ngày; |
Tuy nhiên, thông tin này đã được các chuyên gia Việt Nam khẳng định không phải lần đầu tiên có thông tin bệnh nhân nhiễm virus H5N1 kháng thuốc điều trị Tamiflu. Việc kháng thuốc hoàn toàn có thể xảy ra song chỉ là trường hợp cá biệt.
Sau đó, tại cuộc họp đầu năm 2006 tại Hà Nội, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia được chọn thử nghiệm điều chỉnh phác đồ điều trị Tamiflu trên bệnh nhân cúm A/H5N1 và loại bệnh cúm nặng khác.
Đây là Chương trình thử nghiệm điều chỉnh phác đồ cúm, do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng. Quyết định tăng gấp đôi liều Tamiflu được đưa ra dựa trên kết quả thử nghiệm tăng liều ở động vật cho thấy virus cúm bị khống chế khá hiệu quả, trong khi ở một vài bệnh nhân cúm A/H5N1 được điều trị Tamiflu theo đúng phác đồ thì mật độ virus lại không giảm.
Tính từ trường hợp mắc cúm A/H5N1 đầu tiên tại Việt Nam (26/12/2003) đến nay đã ghi nhận 93 trường hợp mắc tại 32 tỉnh/thành phố, trong đó có 42 trường hợp tử vong.
Lệ Hà