Trình làng cá mập "săn" rác thải nhựa

Robot hút rác thông minh làm sạch lòng sông ở Anh

Những dòng sông đầy rác thải sinh hoạt từ lâu đã là chủ đề mà nhiều quốc gia quan tâm. Giải quyết tình trạng này, một công ty môi trường của Anh, đứng đầu là Richard Hardiman đã nghĩ ra mô hình cá mập hút rác với mục tiêu làm sạch các dòng sông, ngăn rác thải nhựa chảy ra biển.

Nặng 38khg, dài 1,5m, rộng 0,9m, Waste Shark có thể bơi liên tục trong vòng 16 giờ, hút được gần nửa tấn rác chỉ với một lần sạc pin.

Richard Hardiman lần đầu tiên nảy ra ý tưởng về robot làm sạch nước sau khi chứng kiến hai người đàn ông vật lộn với chiếc thuyển để vớt rác trên lòng sông ở thành phố Cape Town, Nam Phi, quê hương ông. Từng mẩu lá, chai nhựa rác được vớt bằng tay, gần lên tới thuyền thì gió thổi bay tất cả…

Đối với ông, công việc thủ công này thật kém hiệu quả. Ông chợt nghĩ, nếu có một chiếc máy có cơ chế mở giống như miệng của con cá mập, rác theo nguồn nước chui vào máy tự động thì hiệu quả sẽ khác. Nghĩ là làm, Richard Hardiman và những người bạn trong công ty Ran Marine đã tạo ra robot cá mập hút rác, đặt tên là WasteShark. 

“Tôi ví nó như một chiếc bình để lấy nước. Đó là một cỗ máy tự động hút chất ô nhiễm ra khỏi nước trên bề mặt. Chất thải ô nhiễm đó có thể là nhựa hoặc bất kỳ mảnh vụn hoặc sinh khối nào như tảo" - Richard Hardiman chia sẻ.


Waste Shark.

Các loại rác Waste Shark có thể hút bao gồm chai nhựa, bao bì, hay cả những loài thực vật đang cản trở dòng nước như bèo hay lục bình cỡ nhỏ… Người dùng Waste Shark sẽ điều khiển thiết bị này thông qua remote hoặc ipad nhờ vào hệ thống định vị GPS.

Ngoài ra, WateShark còn được lắp đặt hệ thông tránh va chạm, ứng dụng laser ước lượng kích thước của những vật thể trước mặt để từ đó tính toán cho ra lộ trình hợp lý nhất.

Waste Shark hiện đang được phát triển những bước cuối cùng tại Dubai Marina, thành phố nổi nhân tạo, sau khi được thử nghiệm tại Hà Lan vào năm ngoái.

"Chúng tôi lấy ý tưởng từ tự nhiên làm ra một chú robot bắt chước các động vật có thể bơi và ăn con mồi mà ít tốn chi phí nhất nhưng lại đạt hiệu quả cao nhất" - Oliver Cunningham, nhà sáng lập công ty RanMarine giải thích.

Đồng thời, WhiteShark được lắp đặt thêm các cảm biến để đo chiều sâu, độ mặn, nhiệt độ, các thành phần hóa học, và độ pH của sông, suối làm tư liệu cho các nhà khoa học.

Công ty cũng cam kết rằng, thiết bị sẽ không ảnh hưởng đến các động vật sống nhờ vào môi trường nước như cá tôm hay chim chóc.

Trước con số 8 triệu tấn rác thải nhựa xâm nhập vào đại dương mỗi năm, phần lớn bị cuốn từ các thành phố ra biển thông qua các con sông, Richard Hardiman cho biết: "mong ước của ông là triển khai giải pháp hút rác này trên khắp thế giới để trả lại vẻ đẹp cho các dòng sông".

Cập nhật: 24/03/2023 Theo Tuổi Trẻ/VOV
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video