Trồng rau trên sao Hỏa

Sao Hỏa vẫn được coi là hành tinh khô cằn nhưng một nhóm sinh viên Hy Lạp đã có thể giúp đem màu xanh của thực vật tới đó.

Thiết kế nhà kính tự động có thể trồng rau cải bó xôi trên sao Hỏa của nhóm sinh viên này đã giành được giải thưởng “Ý tưởng hay nhất” trong cuộc thi Thách thức ứng dụng không gian năm 2013 của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).

Theo thiết kế, nhà kính tự vận hành có thể cung cấp cho các nhà du hành nguồn rau cải bó xôi tươi. Hệ thống tự động tái tạo tất cả các điều kiện cần thiết cho quá trình quang hợp của thực vật, tận dụng các tia nắng mặt trời. “Đặc điểm quan trọng nhất của nhà kính này là nó có thể vận hành hoàn toàn tự động mà không cần bàn tay con người.

Mục tiêu của chúng tôi là đưa nhà kính này lên sao Hỏa, để nó tự động hạ cánh trên đó và tự vận hành trồng rau cải bó xôi. Chúng ta có thể thu hoạch những cây rau đó sau khoảng 40 đến 45 ngày” - Lydia Polyzou, thành viên nhóm nghiên cứu nói.

Vườn rau trên sao Hỏa sẽ được gắn các cảm biến năng lượng mặt trời và hệ thống điện có nhiệm vụ nuôi dưỡng và giám sát quá trình phát triển của các cây cải bó xôi, cung cấp nước và khí CO2 để rau phát triển.

Toàn bộ khu vườn nằm gọn trong một mái vòm tự động cho phép tia nắng Mặt trời xuyên qua nhưng vẫn bảo vệ các cây rau khỏi điều kiện môi trường khắc nghiệt của sao Hỏa. “Hệ thống này có khả năng thu hoạch rau và lưu trữ lượng oxy sản sinh trong quá trình phát triển của cây. Chúng tôi cho rằng sao Hỏa sẽ là điểm đến tiếp theo của loài người” - Anh Vangelis Chliaras thuộc nhóm nghiên cứu nói.

Theo ANTĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video