Trong tương lại, chúng ta có thể tái tạo tim người từ hải quỳ

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, trong tương lai, y học có thể phát triển quy trình tái tạo các mô trong trái tim người bằng cách sao chép quy trình tái tạo sinh học đặc biệt của một loại hải quỳ biển màu đỏ nhạt không có cơ bắp lẫn trái tim.

Loài sinh vật này còn có tên khoa học là Nematostella vectensis, có khả năng tái sinh một số cơ quan khác nhau, ngay cả khi bị cắt nhỏ thành từng mảnh.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, quá trình tái tạo sinh học đặc biệt này sẽ giúp y học phát triển các phương pháp chữa lành các tổn thương của trái tim người.

Các nhà khoa học đến từ Đại học Florida (Mỹ) đã tình cờ tìm thấy loại hải quỳ biển màu đỏ khi đang tìm kiếm nguồn gốc tiến hóa các tế bào cơ – những tế bào đóng vai trò chủ chốt hình thành nên trái tim.


Trong trái tim con người, sự tái sinh tự nhiên bị giới hạn ở một sự thay thế rất chậm của các tế bào cơ tim.

Điều kỳ lạ là hải quỳ biển không hề có trái tim nhưng vẫn sống rất khỏe mạnh và cơ thể di chuyển theo những đường lượn sóng, giống như nhịp tim của con người.

Mark Martindale, Trưởng nhóm nghiên cứu, cho hay: “Nếu chúng ta tiếp tục tìm hiểu về quá trình hình thành những gene này cũng như mối liên hệ giữa chúng với cơ tim ở người và động vật thì rất có thể trong tương lai, chúng ta sẽ tái tạo được tim người”.

Sinh vật vẫn sống dù không có tim

Khi phân tích “gene tim” của hải quỳ, các nhà khoa học đã tìm thấy sự khác biệt trong cách tương tác của gene trong cơ thể chúng so với gene ở các loài động vật khác. Cụ thể hải quỳ không có “vòng khóa” – nghĩa là chúng không có những chỉ dẫn để các gene có thể thực hiện tốt chức năng của mình suốt vòng đời của sinh vật. Nó cũng không có những hướng dẫn mà giúp ngăn chặn các tế bào trở thành những loại tế bào khác hoặc đang được sử dụng cho các chức năng khác.

Trong trái tim con người, sự tái sinh tự nhiên bị giới hạn ở một sự thay thế rất chậm của các tế bào cơ tim. Sự thay thế chậm chạp này không đủ để tim chống lại các thiệt hại và bệnh tật. Bất kỳ những tác động hay tổn thương nào lên trái tim của chúng ta cũng bị giữ lại và thường tích tụ để tạo ra các mô sẹo.

Tuy nhiên, việc không có vòng khóa khiến các tế bào sinh vật biển hải quỳ được tự do chuyển thành các loại tế bào khác và tạo ra các bộ phận cơ thể khác – nếu cần.

Nghiên cứu cũng ủng hộ một giả thuyết đang hiện hữu rằng: "Các tế bào cơ đầu tiên của động vật rất giống trái tim con người, chúng phát triển từ mô ruột của một sinh vật như Nematostella vectensis hay tương tự". Có một điều kì lạ là hải quỳ biển không hề có trái tim nhưng nó vẫn sống rất khỏe mạnh và cơ thể của nó di chuyển theo những đường lượn sóng, giống như nhịp tim của con người.

Vẫn còn một con đường dài phía trước để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, nhưng hiện tại chúng ta đã có thêm một số đầu mối về cách thực hiện công việc kì diệu này.

Để đánh bại bệnh tim và những tổn thương do những cơn đau tim gây ra, các nhà khoa học đang khám phá một loạt các lựa chọn để sửa chữa các cơ quan quan trọng nhất, bao gồm việc phát triển các mô tim từ rau chân vịt.

Nếu chúng ta có thể tìm ra cách để tái tạo lại các tế bào tim, ước tính rằng hàng triệu người trên thế giới có thể được giúp đỡ mỗi năm. Và bất kỳ sự tiến bộ trên lĩnh vực này cũng là một điều thú vị và đáng ghi nhận.

Toàn bộ nghiên cứu đã được công bố trên PNAS.

Cập nhật: 20/05/2021 Theo dammekhoahoc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video