Trong tương lai, con người sẽ sống trong những ngôi nhà làm bằng nấm

Gạch làm từ đất nung, xi măng, cao su hay rác thải nhựa là điều không mấy xa lạ với chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cho ra đời một loại gạch được làm từ nấm rơm, giúp giải quyết bài toán biến đổi khí hậu.

Nấm được dùng làm gạch có độ bền cao, có thể phân hủy sinh học và đang được chứng minh là cho hiệu quả tốt, giúp thay thế vật liệu xây dựng truyền thống.

"Môi trường xây dựng ngày nay cần những loại vật liệu thân thiện với môi trường. Nghiên cứu này có thể góp phần thực hiện các dự án ngăn chặn biến đổi khí hậu mà nhiều quốc gia đang ấp ủ", David Benjamin, kiến ​​trúc sư chính sáng lập The Living, công ty thực hiện dự án gạch nấm, cho biết.


Vật liệu làm từ sợi nấm, với nhiều loại nấm đa dạng có thể giúp xoay chuyển tình thế.

Vật liệu xây dựng và kết cấu chiếm 1/10 lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu. Con số này cao gấp nhiều lần so với ngành công nghiệp hàng không và vận chuyển cộng lại.

Đáng nói hơn cả, tình hình đang ngày càng trở nên tồi tệ. Vật liệu làm từ sợi nấm, với nhiều loại nấm đa dạng có thể giúp xoay chuyển tình thế. Lượng khí carbon gây nóng Trái đất mà nấm thải ra ít hơn nhiều so với các loại vật liệu truyền thống như xi măng, đất nung.

Điểm cộng hơn cả là nấm có thể phân hủy sinh học, cách nhiệt tốt nên ít để lại chất thải độc hại. Nó thậm chí còn làm sạch được những thứ như mùn cưa hay chất thải nông nghiệp bị chôn vùi trong bãi rác. Dù đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển sơ khai, vật liệu xây dựng làm từ nấm đang cho thấy tiềm năng thay thế các khối bê tông truyền thống.

Tại Việt Nam, nhóm sinh viên từ Trường Đại học Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã phát triển mô hình "sản xuất gạch nhẹ từ vật liệu thải".

Một viên gạch thành phẩm có thể tạo ra từ 500 gam nhựa PS, loại nhựa polystyrene thường được dùng làm các hộp cơm, ly sử dụng một lần nhưng ít được chú ý trong những chương trình giải quyết vấn đề môi trường. Cùng với đó, 50% còn lại là khối lượng gạch, đồng nghĩa với giảm từng ấy khối lượng nhựa cho môi trường.

Theo giới chuyên gia, gạch nhẹ có giá thành thấp so với thị trường nhưng lại có cơ tính cao, chịu lực, cách âm, cách nhiệt tốt hơn. Nhóm cho biết sản phẩm gạch nhẹ đạt tiêu chuẩn mác bêtông M50 của Việt Nam (TCVN 1450:2009), khả năng cách nhiệt 90%, không bắt cháy ở điều kiện thường và khả năng cách âm khoảng 60-70%.

Ngoài nhựa, loại gạch này còn có thể được làm từ tro bay và bùn thải. Trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã kết hợp nhựa với tro bay hoặc bùn thải thay cho xi măng, tạo thành một hỗn hợp chất kết dính hiệu quả. Tro bay, bùn thải và nhựa được hòa trộn theo tỉ lệ thích hợp để cho hiệu quả cao nhất.

Cập nhật: 08/02/2021 Theo vnreview/tuoitre
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video