Trung Quốc muốn trồng rau trên mặt trăng

Các phi hành gia Trung Quốc có thể lấy rau và khí oxy từ một số căn cứ trên mặt trăng trong tương lai.


Có thể những cabin có khả năng hỗ trợ sự sống của con người sẽ
xuất hiện trên mặt trăng trong tương lai. (Ảnh: universetoday.com)

Deng Yibing, phó giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Nghiên cứu Phi hành gia Trung Quốc tại Bắc Kinh, nói rằng các nhà khoa học của trung tâm đã thử nghiệm mô hình để đưa khí oxy, carbon dioxide (CO2), nước, thực vật và con người có thể tồn tại trong một môi trường kín trên mặt trăng.

Hai người tham gia thử nghiệm đã sống bình thường trong một cabin kín với 300m3 nước, không khí và 4 loại rau. Những cây rau hấp thụ khí CO2 rồi tạo ra khí oxy để cung cấp cho hai người trong cabin. Họ cũng hái rau để nấu các bữa, Tân Hoa Xã đưa tin.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học Trung Quốc thử nghiệm khả năng hoạt động của cabin hỗ trợ cuộc sống của con người trên mặt trăng. Những cabin như thế sẽ được sử dụng trong những căn cứ tương lai trên vệ tinh của trái đất. Nhiệm vụ của chúng là cung cấp không khí, nước và thực phẩm cho phi hành gia với sự hỗ trợ của rau và tảo.

"Thử nghiệm này đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với lộ trình phát triển chương trình vũ trụ có người lái của Trung Quốc", ông Deng bình luận.

Trong tương lai Trung tâm Huấn luyện và Nghiên cứu Phi hành gia sẽ thử nghiệm hoạt động phối giống động vật để cung cấp cấp thịt và tái chế rác bằng vi khuẩn trong cabin. Các nhà khoa học từ Đức sẽ tham gia những thử nghiệm đó.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video