Trung Quốc nhân bản hai con dê Tây Tạng sống từ tế bào sinh dưỡng của dê trưởng thành, giúp ngăn giống gia súc cao nguyên bị thoái hóa.
Theo báo "China Daily", cột mốc này đánh dấu bước quan trọng trong bảo tồn giống dê Tây Tạng, ngăn chặn tình trạng suy thoái giống gia súc vốn đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái khu vực này.
Chương trình nhân giống dê Tây Tạng do nhóm nghiên cứu từ Đại học Tây Bắc A&F ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, thực hiện với việc tận dụng tế bào từ 3 dê đực và 1 dê cái được hiến tặng. Chú dê Tây Tạng đầu tiên ra đời theo chương trình nhân giống vô tính có cân nặng 3,4kg, thể chất tốt, mang lại nhiều triển vọng thích ứng tốt với môi trường khu vực.
Nhóm phụ trách chương trình đã nhấn mạnh vai trò của công nghệ nhân bản vô tính trong cải thiện chất lượng và hiệu quả bảo tồn giống dê Tây Tạng vốn là nguồn tạo thu nhập chính của các hộ chăn nuôi du mục địa phương. Thông qua nghiên cứu nhân bản, các nhà khoa học muốn thúc đẩy phát triển của các đàn dê Tây Tạng, cuối cùng là tăng thu nhập cho nông dân và người chăn nuôi trong khu vực.
- Đâm thủng tàu ngầm và dám chiến đấu với con người: Sinh vật từng bé như hạt gạo này đã làm như thế nào?
- Bên trong kim tự tháp Ai Cập trông như thế nào? Du khách đúc kết 1 câu khiến ai cũng bất ngờ!
- Nghiên cứu khoa học: Ngoại hình quyết định vận mệnh, nghe phân tích khá hợp lý, nghe xong ai cũng muốn đổi vận
- Chuyên gia cho biết: Đây sẽ là lứa trẻ em đầu tiên bị loại khỏi đường đua thành công trong "kỷ nguyên AI"