Trung Quốc sắp thử nghiệm tàu đệm từ chạy trên đường ray "lộn ngược"

Trung Quốc sắp thử nghiệm tàu đệm từ chở khách chạy trên đường ray đơn trên cao với tốc độ tối đa 120km/h.


Tàu đệm từ Xingguo xuất xưởng tại cơ sở lắp ráp ở Vũ Hán vào tháng 12/2021. (Ảnh: China News)

Đường sắt treo dành cho tàu đệm từ đầu tiên trên thế giới mang tên "Xingguo" đang trải qua đợt điều chỉnh cuối cùng ở Cám Châu, tỉnh Giang Tây, dự kiến hoàn thành chạy thử trong tháng 7. Xingguo kết hợp hai công nghệ giao thông hiện đại là đệm từ (maglev) và đường sắt treo.

Đường sắt treo có hình dáng giống đường sắt truyền thống nhưng lộn ngược. Trung Quốc là nước thứ ba trên thế giới sau Đức và Nhật Bản làm chủ công nghệ, theo Wang Zhongmei, trưởng phòng kỹ thuật ở Tập đoàn công nghiệp và khoa học đường sắt Trung Quốc (CRSIC), một trong những đơn vị tham gia dự án. "Không chỉ chiếm ít đất hơn, đường sắt treo còn không ảnh hưởng tới người đi bộ hoặc xe cơ giới. Loại hình đường sắt này có tuyến đường độc lập và chi phí chỉ bằng 1/5 so với tàu điện ngầm", Wang cho biết.

Xingguo là tàu đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ đệm từ trên đường sắt treo. "Đường sắt treo hiện nay sử dụng điện để đẩy các bánh chạy trên đường ray", Yang Bin, thư ký ở Đại học Khoa học và Công nghệ Giang Tây, nói. "Xingguo là một loại phương tiện đệm từ chạy trên đường ray đơn".

Tàu đệm từ Xingguo chạy trên đường ray đơn trên cao dài 800 m ở vận tốc 80 km/h. Khác với tàu đệm từ siêu dẫn và tàu đệm từ dẫn điện thông thường, công nghệ mới có thể nâng tàu lên mà không cần dẫn điện. Xingguo sử dụng lực đẩy không tiếp xúc. Công nghệ từ trường vĩnh cửu giúp phương tiện tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Đây là loại tàu không người lái, các toa di chuyển trên một đường ray trên cao, được hỗ trợ bởi những cột trụ bằng thép và bê tông. Con tàu có sức chứa 88 hành khách và tốc độ tối đa 120km/h.

Công nghệ mới không chỉ sử dụng được trong thành phố mà cả ở vùng núi cao và môi trường sa mạc, có thể hỗ trợ tàu điện ngầm và hệ thống đường sắt đô thị.

Cập nhật: 06/06/2022 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video