Trung Quốc thử nghiệm động cơ có thể bay khắp Trái đất chỉ trong 2 giờ

Loại động cơ mới được gọi là sodramjet có thể bay với tốc độ gấp 16 lần vận tốc âm thanh, nhưng việc ứng dụng nó vào thực tế cần rất nhiều thời gian.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã chế tạo thứ mà họ tuyên bố là động cơ máy bay mang tính cách mạng có thể đạt tốc độ tới Mach 16 ( khoảng 19.278 km/h).

Họ cho biết loại máy bay được trang bị động cơ này có thể đến bất kỳ nơi đâu trên thế giới chỉ trong 2 giờ, South China Morning Post đưa tin.

Loại động cơ này được cho là đã thử nghiệm trong hầm gió siêu vượt âm ở Bắc Kinh, cho thấy hiệu suất chưa từng có về lực đẩy, nhiên liệu và sự ổn định khi hoạt động.


Động cơ sodramjet nhìn giống như một tấm ván trượt. (Ảnh: Jiang Zonglin).

“Động cơ này cũng có thể phục vụ các máy bay xuyên khí quyển có thể tái sử dụng, sẽ cất cánh từ đường băng trên sân bay, tăng tốc vào quỹ đạo quanh Trái Đất, sau đó trở lại bầu khí quyển và cuối cùng hạ cánh xuống một sân bay”, các nhà khoa học tham gia dự án cho biết.

Dự án được dẫn đầu bởi giáo sư Jiang Zonglin, Viện Cơ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Loại động cơ tương lai này có thiết kế khá đơn giản. Nó gồm 3 thành phần chính mà không có bất kỳ bộ phận chuyển động nào.

Nó gồm cửa nạp khí một cấp, kim phun nhiên liệu hydro và buồng đốt. Cửa buồng đốt mở ra phía trên của đường dẫn khí vào. Một nhà nghiên cứu về công nghệ siêu vượt âm (không tham gia dự án) cho biết nó rất dễ bị nhầm lẫn với tấm ván trượt.

Nhóm của ông Jiang đặt động cơ trong một đường hầm gió mạnh mô phỏng điều kiện bay với tốc độ gấp 9 lần vận tốc âm thanh. Khi luồng không khí tốc độ cao đập vào cửa buồng đốt, nó tạo ra sóng xung kích với nhiệt độ và áp suất rất cao.

Sóng xung kích gặp nhiên liệu hydro tại buồng đốt và tạo ra một vụ nổ, đẩy động cơ về phía trước. Khi động cơ hoạt động, miệng buồng đốt sẽ phát sáng như động cơ tàu vũ trụ trong phim khoa học viễn tưởng Star Wars.

Về lý thuyết, động cơ này có thể bay với tốc độ gấp 16 lần vận tốc âm thanh, nhưng hầm gió duy nhất trên thế giới có thể mô phỏng chuyến bay ở tốc độ như vậy vẫn đang được xây dựng ở Bắc Kinh.

Giáo sư Jiang và các động nghiệp gọi nó là “động cơ phản lực nổ xiên đứng”, còn gọi là sodramjet. Họ cho biết động cơ này là hy vọng lớn nhất để thực hiện chuyến bay thương mại với tốc độ siêu vượt âm.

Ý tưởng về động cơ sodramjet được khởi xướng bởi nhà khoa học Richard Morrison, làm việc cho Cơ quan Hàng không Vụ trụ Mỹ (NASA) vào những năm 1980. Tuy vậy, nghiên cứu của ông đã không được NASA và Lầu Năm Góc quan tâm.

Về mặt lý thuyết động cơ sodramjet có vẻ khả thi hơn động cơ cramjet cho chuyến bay ở tốc độ siêu vượt âm, nhưng để ứng dụng động cơ này vào thực tế có thể cần khoảng thời gian rất dài.

Cập nhật: 07/12/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video