Trung Quốc và kế hoạch phóng tên lửa tái sử dụng

Galactic Energy, một công ty khởi nghiệp tại Trung Quốc có thể sẽ tạo nên bước ngoặt trong cuộc đua khám phá vũ trụ.

Năm 2017, công ty vũ trụ SpaceX (Mỹ) do Elon Musk đứng đầu đã đi vào lịch sử nhân loại, khi phóng thành công tên lửa Falcon 9 đã qua sử dụng.


Tên lửa Pallas 1 của Galactic Energy. (Ảnh: GE).

Giờ đây, một công ty khởi nghiệp đến từ Trung Quốc có cơ hội để làm điều tương tự. Nếu sứ mệnh được thực hiện thành công, nó sẽ đưa quốc gia này tiến thêm một bước trong cuộc đua với các cường quốc trên thế giới trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.

Vào cuối tháng 7, Galactic Energy tuyên bố họ đang thử nghiệm động cơ phản lực của một tên lửa đẩy. Đây là bộ phận sẽ hỗ trợ tên lửa hạ cánh an toàn, từ đó tạo tiền đề cho việc tái sử dụng.

Đại diện của Galactic Energy cho rằng, độ lệch quỹ đạo, độ lệch điểm hạ cánh và các chỉ số khác của động cơ đều đã đáp ứng các yêu cầu thiết kế. Cuộc thử nghiệm là một phần trong kế hoạch tái sử dụng tên lửa Pallas 1 trong sứ mệnh sắp tới của công ty, dự kiến được triển khai vào năm 2024.

Tên lửa được thiết kế với khả năng mang theo trọng tải 5.000kg lên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất, và quay trở lại. Tại đây, tên lửa có khả năng thu hồi bằng cách hạ cánh theo chiều thẳng đứng, giống với kế hoạch của SpaceX dành cho Falcon 9 vào năm 2025.


Mỹ đang đi đầu trong việc sản xuất và đưa vào hoạt động các tên lửa tái sử dụng. (Ảnh: Space).

Hầu hết các tên lửa đẩy trước đây được thiết kế để cháy hoàn toàn khi tách khỏi tàu vũ trụ và trở về tầng khí quyển Trái Đất, khiến cho việc phóng rất tốn kém và mất nhiều thời gian.

Tuy nhiên, hai "ông lớn" Mỹ gồm SpaceX và Blue Origin đã mở ra một cuộc cách mạng mới cho ngành, khi giảm đáng kể chi phí để du hành vào vũ trụ nhờ tên lửa tái sử dụng.

Tính đến nay, Trung Quốc vẫn chưa phóng thành công bất kỳ tên lửa tái sử dụng nào. Đây vẫn là lĩnh vực mà người Mỹ cho thấy sự vượt trội của mình.

Tuy nhiên, mọi thứ có thể sẽ thay đổi chóng mặt trong thập kỷ tới, khi Trung Quốc giờ đây mới bắt đầu bước chân vào "cuộc chơi".

Tại Trung Quốc, không chỉ Galactic Energy, mà rất nhiều công ty vũ trụ khác như Landspace, iSpace, Deep Blue Aerospace, CAS Space và Space Pioneer, đều đang hướng đến mục đích tương tự.

Trong đó, các tên lửa Zhuque 2 của Landspace, Nebula 1 của Deep Blue Aerospace, hay Tianlong 3 của Space Pioneer, đều rất đáng mong chờ, vì sở hữu tiềm năng lớn.

Tháng 5/2023, Trung Quốc từng tuyên bố kế hoạch đầy tham vọng, khi dự kiến đưa người lên Mặt Trăng trước năm 2030. Để thực hiện kế hoạch này, việc triển khai đồng bộ các tên lửa tái sử dụng được xem là một bước đệm cần thiết.

Cập nhật: 09/08/2023 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video