Trung tâm nghiên cứu đậu nành đầu tiên tại Việt Nam

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) sẽ rút ngắn khoảng cách nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới vào trồng trọt, sản xuất và chế biến đậu nành tại Việt Nam.

VSAC do Công ty Vinasoy thành lập là trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến về đậu nành đầu tiên tại Việt Nam, hoạt động theo chuẩn mực quốc tế. Trung tâm sẽ tạo cầu nối giữa các nhà khoa học, áp dụng kết quả nghiên cứu của họ vào phát triển vùng nguyên liệu và sản phẩm từ đậu nành, từ đó nâng cao năng suất và phẩm chất đậu nành, góp phần ổn định vùng nguyên liệu làm nền tảng cho hoạt động sản xuất và chế biến đậu nành của Vinasoy.


Giống đậu nành phù hợp với việc thu hoạch cơ giới hóa vừa tạo thuận lợi trong canh tác cho nông dân, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với sự ra đời của VSAC, đời sống của người nông dân trồng đậu nành cũng được thay đổi đáng kể.

VSAC sẽ khảo sát, đánh giá thực tế để chọn vùng trồng thử nghiệm, tạo ra các giống đậu nành năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm đậu nành của Vinasoy. Dự kiến trong vòng 3-5 năm tới trung tâm sẽ hoàn thành việc phục tráng các đặc tính tốt của giống đậu nành địa phương, tiến tới việc đưa ra giống đậu nành mới phù hợp với điều kiện trồng trọt của Việt Nam. Trong tương lai, Vinasoy sẽ tiếp tục hoàn chỉnh giải pháp đồng bộ ở vùng nguyên liệu, tổ chức thu mua, chế biến sau thu hoạch, bao tiêu sản phẩm cho nông dân để công ty có nguồn nguyên liệu ổn định cũng như nông dân có thu nhập tốt hơn.

Căn cứ nhu cầu thị trường, Vinasoy thông qua VSAC sẽ nghiên cứu phát triển các sản phẩm đậu nành có công thức dinh dưỡng đột phá, tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề nhằm cập nhật thông tin, tìm kiếm ý tưởng phát triển sản phẩm hướng đến sức khỏe cộng đồng.

Theo Giáo sư Henry Nguyễn, Giám đốc NCSB, hiện tại năng suất các nông trại đậu nành ở bang Missouri khá cao, từ 3-5 tấn một ha, cá biệt có những nơi có thể đạt đến mức 11 tấn đối với đậu nành không biến đổi gene… "VSAC sẽ giúp nông dân Việt Nam tiếp cận được những giống đậu nành năng suất cao, thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên bản địa, kháng hạn, kháng úng tốt, cải thiện protein, nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng riêng có của vùng Đắk Nông", Giáo sư Henry Nguyễn nhận xét.

VSAC cũng được kỳ vọng góp phần nâng cao giá trị hạt đậu nành của Việt Nam, nâng cao trình độ cơ giới hóa và cải thiện đời sống cho người nông dân trồng đậu nành. Chiến lược này cũng giúp Vinasoy chủ động được nguồn nguyên liệu thơm ngon nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, sản lượng và diện tích gieo trồng đậu nành đang có xu hướng giảm mạnh trong 3 năm gần đây. Văm 2010 cả nước có 175.000 ha đậu nành được gieo trồng cho khoảng 300.000 tấn. Đến năm 2012 sản lượng chỉ còn khoảng 175.000 tấn trên 125.000 ha. Việt Nam đang nhập khẩu đậu nành với số lượng lớn, khoảng 1,2 triệu tấn một năm. Trong khi đây là loại cây trồng cần thiết trong luân canh, có thể phát triển, làm giàu, đồng thời có tiền đề để phát triển ở một nước mà nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo như Việt Nam.

Ông Ngô Văn Tụ, Giám đốc Điều hành Vinasoy - doanh nghiệp chiếm 78% thị phần sữa đậu nành đóng bao bì giấy trong nước, cho biết với kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm, công ty nhận thấy hạt đậu nành ở vùng nguyên liệu Đắc Nông cho hương vị thơm ngon đặc trưng. Vì thế, dù gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức thu mua số lượng lớn, Vinasoy vẫn luôn ưu tiên lựa chọn vùng nguyên liệu trong nước để đảm bảo hương vị cũng như sự tươi mới cho sản phẩm nhờ giảm thời gian bảo quản, vận chuyển nguyên liệu đậu nành hạt.

"Trong khi nhu cầu về nguyên liệu ngày một tăng thì diện tích trồng đậu nành ngày càng thu hẹp. Nông dân bỏ trồng đậu nành vì năng suất thấp, thu nhập không đảm bảo", ông Tụ nói.


Những giống đậu nành phù hợp với việc thu hoạch cơ giới hóa vừa tạo thuận lợi trong canh tác cho nông dân, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài vấn đề năng suất thấp, giống đậu nành hiện tại còn nhiều hạn chế khác như thiếu giống đặc chủng, chưa có giống đáp ứng được quá trình cơ giới hóa. Bên cạnh đó việc người nông dân trồng thâm canh trên diện tích hạn hẹp, kỹ thuật canh tác và thu hoạch thô sơ, quá trình sơ chế, bảo quản rất thủ công nên hiệu quả kinh tế và phẩm chất sản phẩm cũng không đảm bảo. Để hỗ trợ nông dân, từ năm 2011,Vinasoy đã thường xuyên tổ chức các hội nghị đầu bờ cung cấp, trao đổi kinh nghiệm canh tác và kỹ thuật mới, hợp tác với các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước để cho ra những giải pháp công nghệ mới.

Trong lễ công bố thành lập VSAC, Vinasoy đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với hai đối tác nghiên cứu đậu nành hàng đầu của Mỹ. Trong đó Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Đậu nành Quốc gia Mỹ - Đại học Missouri (National Center for Soybean Biotechnology - NCSB) chuyên thực hiện các công trình nghiên cứu ứng dụng chuyên sâu về giống, và Trung tâm Nghiên cứu Đậu nành Quốc gia Mỹ - Đại học Illinois (National Soybean Research Laboratory - NSRL) hàng năm đều có những công bố có giá trị về dinh dưỡng đậu nành. Cả hai trung tâm là đầu mối kết nối hoạt động của nhiều chuyên gia thâm niên về đậu nành tại Mỹ và các nước.

Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video