Trước khi có đồng hồ, con người đã biết dùng nến để báo thức

Ngày nay, chúng ta có báo thức bằng điện thoại, đồng hồ và thậm chí là những cỗ máy báo thức, nó sẽ không tắt cho đến khi bạn giải được một câu đố. Tất cả đều để giúp cho chúng ta có thể vượt qua sự uể oải mà thức dậy vào mỗi sáng.

Nhưng mọi người bắt đầu ngày mới như thế nào trước khi chiếc đồng hồ báo thức đầu tiên được phát minh vào năm 1787?

Các chiến binh người Mỹ bản địa đã sử dụng chính bàng quang của mình để tự báo thức. Theo cuốn sách Warpath xuất bản năm 1984 của Stanley Vestal, câu chuyện được tù trưởng Trâu Đực Trắng kể lại rằng "các chiến binh Anh Điêng có thể xác định trước giờ dậy của họ bằng cách điều chỉnh lượng nước uống trước khi đi ngủ".


Trước khi có đồng hồ báo thức, người ta dùng đinh cố định vào nến để đảm bảo rằng họ thức dậy đúng giờ. Họ đã biết tính toán thời gian đốt và đóng đinh vào đúng vị trí. Khi ngọn nến tan chảy, chiếc đinh rơi xuống, tạo ra tiếng động và đánh thức chủ nhân của nó.

Ở thời hiện đại, ánh nến chủ yếu được sử dụng cho những bữa tối lãng mạn hoặc là giải pháp tạm thời khi mất điện. Tuy nhiên, trước khi có điện, ngọn nến có rất nhiều công dụng khác nhau. Nến là một nguồn ánh sáng quan trọng, chúng có thể được gắn vào đèn chùm hoặc mang theo trong các giá đỡ bằng đồng để chiếu sáng. Sáp của nó có thể được sử dụng để niêm phong thư từ với mục đích bảo mật hoặc đóng dấu phê duyệt.

Nến cũng có thể được sử dụng như đồng hồ báo thức - một chức năng được cho là đã lỗi thời với thế giới hiện đại, nhưng là một phần quan trọng của lịch sử báo giờ.

Đồng hồ nến là một công nghệ cổ đại. Ghi chép đầu tiên về công cụ này là vào năm 520 TCN trong một bài thơ của You Jiangu, người Trung Quốc. Ông mô tả nó gồm có sáu ngọn nến đồng nhất có trọng lượng và độ dày bằng nhau - mỗi ngọn cao gần 20 cm.

Các ngọn nến được đánh dấu trên thân. Mỗi khúc được đánh dấu sẽ mất 20 phút để cháy và toàn bộ một ngọn nến sẽ cháy với thời gian kéo dài 4 giờ - một kỹ thuật hoàn hảo cho thời điểm thiếu ánh sáng Mặt Trời.


Đồng hồ nến là một công nghệ cổ đại.

Các tài liệu khác về đồng hồ nến cũng cho thấy nó tồn tại ở Nhật Bản trong thiên niên kỷ đầu tiên sau Công nguyên. Cách đó hàng nghìn dặm, vua Alfred Đại đế của Anh cũng được cho là sử dụng phương pháp này trong các nhà thờ ở Anh. Có thể sử dụng nến với bất kỳ kích thước nào, miễn là thời gian cháy hết đều nhau. Thông qua các dấu hiệu, nến có thể được chia nhỏ để có các phép đo gia tăng hơn về thời gian trôi qua.

Phương pháp báo thời gian này vẫn được sử dụng ít nhất là đến thế kỷ 18, bất chấp sự xuất hiện ngày càng nhiều của đồng hồ lên dây cót truyền thống. Ngoài việc cho biết thời gian, những ngọn nến còn có thể đóng vai trò như một chiếc đồng hồ báo thức.

Người ta có thể đính những chiếc đinh vào một cây nến trong một khoảng thời gian mong muốn và đặt cây nến vào một giá đỡ bằng kim loại. Khi sáp tan chảy ở mức mong muốn, chiếc đinh sẽ rơi vào đế kim loại với tiếng kêu lách cách và đóng vai trò như một tiếng báo thức.


Có thể sử dụng nến với bất kỳ kích thước nào, miễn là thời gian cháy hết đều nhau.

Một ví dụ nổi tiếng về đồng hồ nến đặc biệt phức tạp là đồng hồ của Al-Jazari — một kỹ sư Hồi giáo thế kỷ 12. Nổi tiếng với những phát minh về máy bơm nước và đồng hồ, ông đã tạo ra một chiếc đồng hồ nến sử dụng một hệ thống ròng rọc và quả nặng, biến quá trình đốt cháy liên tục của ngọn nến thành thời gian có thể đọc được trên mặt số phía trước. Hệ thống tiên tiến này chỉ là một trong những chiếc đồng hồ của nhà phát minh này - ông cũng thiết kế đồng hồ chạy trên mặt nước để theo dõi các chuyển động của sao.


Đồng hồ nến sử dụng một hệ thống ròng rọc và quả nặng.

Đồng hồ nến là một trong những loại hình phát minh đa dạng các nền văn minh cổ đại. Cũng có những phương pháp xuất hiện sớm hơn nhiều trong ghi chép lịch sử. Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng đồng hồ nước và mặt trời từ năm 1500 trước Công nguyên để đo thời gian. Được gọi là clepsydra, các loại đồng hồ nước cũng được sử dụng bởi các dân tộc bản địa ở Châu Mỹ và Châu Phi. Đèn dầu cũng được dùng để chiếu sáng và đo thời gian; khi dầu cháy, thời gian có thể được đo tăng dần giống như với đồng hồ nến.


Đèn dầu cũng được dùng để chiếu sáng và đo thời gian.

Chế tạo đồng hồ đã có những bước tiến lớn vào cuối thời Trung cổ. Được thúc đẩy bởi vật lý chuyển động của lò xo và con lắc, đồng hồ đã cải thiện độ chính xác vào thế kỷ 17. Đồng hồ quả lắc năm 1656 của Christiaan Huygens là một bước tiến đáng kinh ngạc, khi mỗi ngày chỉ lệch có một phút. Khi đồng hồ cơ học được phát triển hơn nữa, các nhà sản xuất đồng hồ đã sử dụng những cải tiến thông minh để tạo ra báo thức vào những thời điểm đã định.

Một số đồng hồ đã sử dụng thuốc súng và cầu chì để tạo ra tiếng ồn lớn tại một thời điểm kích hoạt nhất định. Những loại khác lại sử dụng ánh sáng - lò xo hoạt động để làm bật lên một ngọn nến sáng. Giống như đồng hồ nến, những giải pháp báo thức sơ khai này rất dễ gây ra hỏa hoạn, có lẽ khi cháy nhà thì người không muốn thức dậy cũng phải cố mà dậy bằng được.


Đồng hồ báo thức để bàn được làm bằng thép, đồng thau và gỗ óc chó. Báo động sử dụng thuốc súng được đặt trong các kênh để tạo ra tiếng nổ.

Cập nhật: 16/05/2022 Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video