Trước khi có radar, người ta phát hiện máy bay bằng cách nào?

Ngày nay việc phát hiện ra sự di chuyển của các máy bay trở nên dễ dàng hơn nhờ sự trợ giúp của các hệ thống radar. Tuy nhiên, trước khi có công nghệ radar, người ta làm thế nào để phát hiện ra sự di chuyển của các máy bay? Bằng cách sử dụng kỹ thuật sonar với những chiếc gương phản âm hoặc kèn thu âm.

Cách người xưa phát hiện máy bay khi chưa có hệ thống radar

Kèn thu âm trông như một đôi tai được nối dài, được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau nhưng có cùng một nguyên tắc hoat động. Thiết bị này sử dụng các ăng ten có hình dạng như những chiếc loa kèn nên mới có tên là kèn thu âm. Những chiếc kèn này thu nhận các sóng âm thanh truyền đi trong không khí với tần số mà tai người không nhận biết.

Các sóng âm thanh thu nhận được đi qua một bộ khuếch đại âm thanh đến tần số mà tai người có thể nghe thấy được. Các nhân viên vận hành máy định vị âm thanh này sẽ phân tích các âm thanh mà họ nghe thấy được qua đó xác định được đối tượng đang di chuyển đến là máy bay hay xe cộ. Nhờ việc sử dụng các máy định vị âm thanh này mà người ta có thể phát hiện được sự di chuyển của các máy bay hay xe cộ ở một khoảng cách nhất định.


Máy định vị âm thanh 2 ống nghe của Czech năm 1920.


Máy định vị âm thanh của Đức năm 1940, cỗ máy này đã tiến gần hơn tới công nghệ radar.


Máy định vị âm thanh 4 ống nghe của Anh được sử dụng năm 1938.

Trong khi đó, gương phản âm lại là một thiết bí giống như những chiếc gương thông thường nhưng thay vì phản xạ ánh sáng thì nó lại dùng để phản xạ âm thanh, ý tưởng về chúng là do tiến sỹ William Sansome Tucker nghĩ ra. Những chiếc gương này được làm từ bê tông và đặt tại những cánh đồng dọc bờ biển nước Anh trong giai đoạn Thế Chiến 2, chúng được thiết kế theo hình parabol và quay mặt lõm về hướng của máy bay địch để phát hiện tiếng động cơ máy bay từ xa. Thông thường, gương phản âm được xây dựng theo cụm 3 chiếc với chiều cao 5m và chiều dài 70m, những chiếc gương này được đặt sao cho chúng sẽ hội thu âm thanh phản xạ tại một điểm, nơi có những chiếc máy thu và một kíp trực sẽ đo đạc kết quả, từ đó họ tính toán khoảng cách của máy dđịch so với trận địa phòng không là bao nhiêu.

Mặc dù vậy, sau khi hệ thống radar phát triển hoàn thiện cùng với việc tốc độ của máy bay ngày càng nhanh hơn, những hệ thống sonar kiểu này không còn đạt được hiệu quả trong thực chiến, điển hình như sự việc quân đội Đức sử dụng tên lửa V2 tấn công London đã khiến những chiếc gương phản âm chỉ còn là những khối bê tông vô dụng vì tốc độ của tên lửa vượt xa những gì con người từng biết tại thời điểm đó.

Theo Genk
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video