Từ 2 ca dương tính với virus corona ở Nhật: Bài học tránh hoảng loạn dành cho người Việt Nam

Tổ chức Y tế thế giới ( WHO ) vừa mới chính thức công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì chủng virus mới thuộc họ Corona (nCoV).

Song song với sự kiện này, một số website liên tục cập nhật con số người mắc bệnh và người tử vong. Theo số liệu ngày 2 tháng 2 năm 2020, số ca mắc bệnh được xác nhận đang tăng, lên tới 12037, trong khi số tử vong là 259 người và chủ yếu vẫn xảy ra ở Trung Quốc.

Nhật Bản cũng báo cáo 20 trường hợp nhiễm nCoV và chưa có trường hợp nào tử vong. Đáng chú ý hơn là ngày 30 tháng 1 vừa qua, Nhật Bản đã xác nhận có 2 người có Coronavirus dương tính nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm bệnh nào. Phát hiện này là tình cờ, khi người ta mời hết 206 người Nhật mới về nước từ Vũ Hán (Trung Quốc) đi xét nghiệm.

Điều này có nghĩa là gì?

Như vậy, chúng ta có thể mang virus nhưng chẳng hề gì! Nó cũng giống tình huống bệnh cảm lạnh thông thường, thậm chí cúm/influenza cũng nhiều ca "bị nhiễm" mà vẫn khỏe. Cho nên, "nhiễm virus = chết" mới là suy nghĩ chết người, và... tức cười.

Tỉ lệ tử vong do nCoV được ước tính là 2.3% ở thời điểm này. Nghĩa là phần lớn (> 97%) người bệnh đều lướt qua và có thể tự khỏi, thật ra nhờ hệ miễn dịch của chính mình. Các tế bào trong hệ miễn dịch sẽ giúp cơ thể nhận diện virus như là "kẻ lạ", và sẽ tự chống trả, loại bỏ hiệu quả sau một thời gian. Hệ miễn dịch bao đời nay có khả năng đó, chỉ là nhiều người trong chúng ta đang "hoảng loạn", không nhận ra sức mạnh nội tại của chính mình mà thôi.

Vì thế, virus có thể nhiễm vào người nhưng sẽ bị hệ miễn dịch ngăn chặn, dẫn đến nhiều trường hợp chỉ có triệu chứng nhẹ như cảm cúm thông thường (sốt, ho, hắt xì, sổ mũi), thậm chí không có triệu chứng. Đừng vội tin dùng nước anolyte hay thức uống lá lẩu gì đó giúp chữa bệnh, vì hầu hết chúng ta sẽ tự khỏi bệnh bằng sức mạnh nội tại.

Tuy nhiên, cái chúng ta cần lo là việc "vô tình bắn mầm bệnh vào người có hệ miễn dịch kém" và gián tiếp gây họa cho họ. Theo một số phân tích báo cáo hiện nay, người trên 65 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, có những bệnh mãn tính, như bệnh tim mạch, tiểu đường, xơ gan,... có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc bệnh. Cũng như cúm mùa, những "người miễn dịch yếu" sẽ gặp tai ương vì khá nhiều "người khỏe" trong chúng ta "có dính virus" nhưng vẫn đi vi vu, ho/hắt xì vô tư và bôi quẹt tay bậy bạ.


Kênh truyền thông NHK World Nhật Bản đưa tin về các cases bị nhiễm virus Corona tại nước này.

Chính vì thế, đừng sợ mình nhiễm bệnh rồi... tèo, mà hãy nghĩ tới việc "giữ mình" để dù có dính virus cũng không lây tiếp cho người khác. Khuyến cáo về lịch sự khi ho và rửa tay đúng cách... của CDC, WHO và Bộ Y tế chung quy cũng là muốn cộng đồng thực thi triệt để những "điều phải nên làm" như những đợt cúm mùa khác.

Năm nay, những nội dung này đặc biệt quan trọng vì nCoV đang lây lan nhanh hơn, và có thể lâu hơn so với những chủng virus đình đám trước đó như MERS-CoV và SARS.

Tuy nhiên, dù virus đang lan rộng ở đâu, gây hại bao nhiêu ca bệnh, cách phòng ngừa của chúng ta không thay đổi. Phòng ngừa và cảnh giác với dịch bệnh là cần thiết, nhưng mọi người không nên quá sợ hãi, dẫn đến hỗn loạn và áp dụng không đúng các biện pháp cần thiết.

Hi vọng với những phân tích nói trên, quý độc giả sẽ có thêm cái nhìn đúng về coronavirus "đời mới", nhận ra sức mạnh nội tại là Hệ miễn dịch của chính mình và trấn an nhau để bớt lo lắng, dành thời gian cho việc phòng bệnh thích hợp. Tôi tin rằng đợt dịch này cũng sẽ được kiểm soát bằng sức mạnh của mỗi cá nhân và của toàn cộng đồng.

Cập nhật: 13/02/2020 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video