Tu viện Geghard và Thung lũng Azat

Di sản văn hóa thế giới tại Armenia

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc đã công nhận tu viện Geghard và thung lũng Azat của Armenia là Di sản văn hóa thế giới năm 2000.


Tu viện Geghard và quang cảnh thung lũng Azat

Tu viện của Geghard gồm một số nhà thờ và lăng mộ, hầu hết các nhà thờ và lăng mộ đó đều được khắc vào đá. Tên gốc của tu viện là Ayrivank, theo tiếng Armenia có nghĩa là tu viện trong động.

Tu viện Geghard là minh họa tuyệt vời của kiến trúc thời Trung cổ Armenia. Tổ hợp này được bao quanh bởi những vách đá cao chót vót ở lối vào Thung lũng Azat. Kiến trúc cũng như thiết kế của Tu viện Geghard với nhiều tính năng cách tân đã có một ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển của hệ thống các tu viện nói chung và kiến trúc nói riêng suốt nhiều năm sau đó của các địa danh khác trong cùng khu vực.

Tu viện Geghard được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ thứ 4, thời đại St Gregory the Illuminator. Đến thế kỷ thứ 9, tu viện đã bị phá hủy bởi người Ả Rập. Tuy nhiên đến thế kỷ thứ 13, nó đã được phục hồi lại nguyên trạng. Tu viện Geghard nổi tiếng vì các di tích, di vật mà nó chứa đựng và lưu giữ được, bao gồm cây giáo nổi tiếng đã ghim chúa Kito trên thập giá; hay di tích của các tông đồ Andrew và John đã được tặng trong thế kỷ12... Không những vậy nhiều câu chuyện đã kể rằng nơi đây chính là nơi các tông đồ đã đưa chúa Kito về sau khi ông bị ghim lên cây thánh giá. Chính bởi truyền thuyết này mà đến nay vẫn có nhiều tín đồ hành hương về đây hàng năm để tỏ lòng thành kính lên chúa Kito.

Năm 1250, các nhà thờ đá trong tổ hợp Tu viện Geghard được xây dựng, nhà thờ chính hoàn toàn được xây dựng bằng đá và khắc sâu trong đá. Đến năm 1283, nhà thờ thứ 2 trong tổ hợp tiếp tục được xây dựng. Trong tổ hợp tu viện Geghard còn có mộ của hoàng tử Merik và Grigor. Vào thời kỳ đó, các tu sĩ sống đơn giản và thiếu thốn ngày bên trong các hang đá phía trong nhà thờ. Phần cổ nhất của khu phức hợp tu viện Haghpat là nhà nguyện nhỏ của St Gregory, nằm về phía đông, bên ngoài nhóm chính. Nhà nguyện được khắc trực tiếp vào đá của sườn núi. Chữ viết được cho là có mặt sớm nhất là chữ khắc bên ngoài các bức tường đá bao quanh tu viện, được cho là có từ năm 1117.

Theo quy chuẩn trong kiến trúc Armenia thời trung cổ, cấu trúc của tòa nhà này tái tạo hình dáng túp lều nông dân, trong đó cột ở trung tâm hỗ trợ mái nhà bằng một dầm bằng gỗ với một lỗ ở giữa để đón ánh sáng.


Những chạm khắc tinh xảo bên trong tu viện với cột và mái vòm đá cùng với những bức tường được chạm nhiều hình tượng.

Ngoài những kiến trúc tuyệt đẹp, tu viện Geghard còn được xây dựng trong thung lũng Azat trên một con suối thiêng. Cho đến ngày hôm nay, những người hành hương về đây vẫn mong muốn được uống nước từ con suối này bởi họ cho rằng nước suối thiêng sẽ cho họ sức mạnh, tránh được mọi tai ương bệnh tật.


Hành lang bên trong tu viện cũng được chạm khắc.

Tu viện Geghard cùng với cảnh quan của thung lũng Azat đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên của tu viên hay cảnh quan chung của thung lũng mà còn bởi sự phức tạp, cầu kỳ trong mỗi thiết kế của các công trình trong tổ hợp tu viện Geghard.

Cập nhật: 30/01/2016 Theo disanthegioi.info
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video