Túi nilông sinh học có khả năng tự hủy nhanh

Các nhà khoa học tại Trường đại học tổng hợp Campinas của Brazil vừa giới thiệu một loại túi nilông sinh học mới có khả năng tự hủy rất nhanh. 

Túi nilông sinh học mới được làm từ cây quinoa, tên khoa học là “chenodium quinoa”, một loại cây lương thực sinh trưởng tại vùng núi Andes.

Theo bà Patricia Farro, trưởng nhóm nghiên cứu, loại túi này tự tiêu hủy dưới tác động của vi sinh vật (chôn dưới đất) chỉ trong vòng 18 ngày, trong khi thời gian tự tiêu hủy của loại túi làm từ nhựa hóa dầu là 600 năm.

Loại bao bì mới này trong suốt hoặc có màu vàng, chịu được trọng lượng tối đa là 500 gram, có thể được sử dụng để đựng các loại đồ ngọt, thực phẩm hoặc che chắn cho các loại cây yếu ớt trong vườn thực vật.

Hiện tại, sản phẩm này đang trong quá trình thử nghiệm công nghiệp và khả thi kinh tế trước khi được đưa vào sản xuất hàng loạt.

Mẫu túi đầu tiên được làm cách đây 3 năm nhưng vẫn tốt. Tuy nhiên, các nhà phát minh vẫn tiếp tục kiểm nghiệm độ bền thời gian của loại túi này./.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video