Bầu không khí trong lớp học của một số trường có thể chứa các chất gây ô nhiễm dưới dạng hạt cực nhỏ phân tán, dễ bị hút vào phổi khi hít thở, với lượng cao hơn nhiều so với không khí ngoài trời.
Kết luận trên là công bố của các nhà khoa học Australia và Đức, đăng trên Tạp chí Environmental Science & Technology.
Các lớp học, nơi tập trung học sinh gần như suốt ngày với số lượng lớn, chính là nơi có bầu không khí ô nhiễm rất cao. (Ảnh minh họa) |
Lidia Morawska và những đồng nghiệp đã chứng minh trong mấy năm qua, tác động của các chất gây ô nhiễm dạng hạt đến sức khỏe ngày một tăng lên qua đường phổi. Hầu hết các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu các chất dạng khí dung (aerosol) không trông thấy này trong không khí ngoài trời, đặc biệt do sự phát khí thải từ các phương tiện giao thông. Họ rất ít chú ý đến việc tìm chúng trong bầu không khí trong nhà mà thực ra chính nơi đây thường chứa nhiều hơn cả ngoài trời. Các lớp học, nơi tập trung học sinh gần như suốt ngày với số lượng lớn, chính là nơi có bầu không khí ô nhiễm rất cao.
Trong những buổi ngoại khóa, gắn “học với ”hành”, các nhà khoa học đã khảo sát hàm lượng các chất gây ô nhiễm dưới dạng các hạt cực nhỏ tại Trường tiểu học tại Brisbane, Australia. Họ thấy trong đa số trường hợp, mức độ ô nhiễm trong các lớp học cao hơn hẳn ở ngoài trời. Mức độ cao nhất trong các giờ các em học về sơn, vẽ, kể cả làm thủ công do các thành phần trong keo dán, thuốc vẽ… tích tụ lại.
Một phần đáng kể chất ô nhiễm dưới dạng hạt có nguồn gốc từ chất tẩy rửa đã dùng để làm sạch các lớp học.