Ukraine dỡ bở "quan tài bê tông" sắp sụp đổ ở nhà máy Chernobyl

Nhà chức trách Ukraine quyết định dỡ bỏ vòm bê tông bao quanh lò phản ứng phát nổ ở Chernobyl để ngăn nó sụp đổ sau nhiều năm xuống cấp.

SSE Chernobyl NPP, công ty Ukraine quản lý nhà máy điện hạt nhân Chernobyl thông báo đánh giá từ các chuyên gia cho thấy vòm bê tông bao trùm lò phản ứng số 4 đang xuống cấp trầm trọng. Hôm 29/7, công ty này đã ký hợp đồng trị giá 78 triệu USD với một nhà thầu để dỡ bỏ lớp vòm trước năm 2023.

Khi lõi lò phản ứng ở nhà máy Chernobyl phát nổ trong kiểm tra an toàn định kỳ vào ngày 26/4/1986, những cột vật liệu phóng xạ bắn khắp bốn phía. Vụ nổ và những đám cháy sau đó khiến ô nhiễm phóng xạ lan rộng khắp châu Âu, nhưng khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là lò phản ứng số 4, nơi xảy ra tai nạn.


Quang cảnh bên trong quan tài thép mới bao trùm nhà máy Chernobyl. (Ảnh: AFP).

Gần hai tháng sau thảm họa, khoảng 600.000 công nhân Xô Viết được huy động để xây dựng quan tài bê tông khổng lồ bao trùm lò phản ứng nhằm ngăn rò rỉ các vật liệu phóng xạ như corium, uranium và plutonium. Quá trình xây dựng làm nhiều công nhân tiếp xúc với lượng phóng xạ nguy hiểm, ít nhất 31 người tử vong vì nhiễm độc phóng xạ.

Vòm bê tông được thiết kế chắc chắn, sử dụng 400.000m3 bê tông và khoảng 7.257 tấn thép nhưng việc thi công được tiến hành vội vã. Do công nhân cố gắng hoàn thành công trình nhanh hết mức có thể để tránh thương tổn về sức khỏe, họ không hàn kín các khớp nối của lớp vòm. Họ cũng bỏ sót nhiều lỗ hổng trên trần vòm, để nước ngấm qua dẫn tới xói mòn.

Toàn bộ lớp vòm cần được dỡ bỏ trước khi sụp đổ. Các công nhân xây dựng sẽ gia cố quan tài bê tông trước khi tháo dỡ từng phần với sự hỗ trợ của cần trục robot. Những phần dỡ bỏ sẽ được làm sạch và chuyển đi để tái chế hoặc vứt bỏ. Theo nhà thầu, việc dỡ bỏ mọi bộ phận cùng lúc sẽ làm tăng nguy cơ sụp đổ của lớp vòm, giải phóng lượng lớn vật liệu phóng xạ.

Trong 9 năm qua, công nhân đã xây dựng quan tài thép mới nặng 32.000 tấn che phủ vòm bê tông cũ, đảm bảo vật liệu phóng xạ không rò rỉ vào không khí. Các bộ phận được lắp ráp ở Italy, sau đó vận chuyển tới nơi thi công bằng 18 con tàu và 2.500 xe tải. Công trình được kéo tới vị trí cuối cùng năm 2016, trở thành vật thể lớn nhất vận chuyển trên đất liền và khánh thành hồi tháng 7 năm nay. Quan tài thép này được kỳ vọng sẽ trụ vững trong vòng 100 năm, cho phép công nhân có đủ thời gian để dọn dẹp khu vực.

Sau khi tháo dỡ quan tài bê tông, công nhân sẽ bắt đầu dọn chất thải phóng xạ còn lưu lại ở lò phản ứng số 4. Quá trình bao gồm hút hạt phóng xạ và làm sạch hỗn hợp nhão hình thành khi công nhân Xô Viết đổ cát, chì và baron vào lò phản ứng đang bốc cháy. Công việc này sẽ kéo dài hết năm 2065.

Cập nhật: 10/08/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video