Những núi băng Nam cực sắp sụp đổ

  •  
  • 238

Theo kết quả của một nghiên cứu mới, một trong những núi băng lớn nhất ở phía Tây của Nam cực đã trải qua điểm tới hạn của sự sụp đổ.


Các núi băng ở Nam Cực đang có nguy cơ đổ sụp. 

Tạp chí New Scientist cho biết, đảo băng Pine là đảo lớn nhất trong số những đảo băng nằm ở rìa của Tây Nam cực. Vào năm 2004, các quan sát từ vệ tinh đã cho thấy đảo băng Pine bắt đầu bị mỏng đi và trôi về Amundsen với tốc độ nhanh hơn 25% so với 30 năm trước (Amundsen là biển nằm ở ranh giới Nam cực cũng là một phần của biển Nam Thái Bình dương).

Richard Katz từ Trường Đại học Oxford và các đồng nghiệp của ông đã nghiên cứu đảo băng Pine, lần đầu tiên đã xây dựng mô hình ba chiều về diễn biến của nó trước sự nóng lên toàn cầu. Những kết quả đã chứng minh rằng đảo băng Pine đã vượt qua giới hạn của điểm tới hạn, khiến mực nước biển tăng lên một cách không thể đảo ngược và sẽ mất đi 50% lượng băng trong 100 năm tới.

Các nhà nghiên cứu đã đã tiến hành các thí nghiệm trên mô hình để xác định khi đường chạm đáy của núi băng đang liên tục lùi xa thì liệu có dẫn đến sự sụp đổ của chúng không. Đường chạm đáy là vị trí tại đó chân của núi băng bắt đầu tiếp xúc với đáy biển.

Trong những năm qua, sự biến đổi khí hậu đã làm tăng nhiệt độ của biển Amundsen. Chẳng có gì tồi tệ hơn, mực nước biển tăng đẩy nước ấm vào đáy của thềm băng, làm núi băng bị tan chảy từ dưới lên. Do đó đường chạm đáy của đảo băng Pine cũng liên tục nâng lên thềm lục địa của Nam cực.

Một số nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự tan chảy các thềm băng do nước ấm gây ra sẽ làm các thềm băng vỡ ra nhanh hơn các dự đoán trước đây dựa trên độ dày của chúng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự giảm đáng kể các tầng băng trên đảo Pine có thể thúc đẩy các tầng băng ở phía Tây Nam cực tiếp tục tan chảy. Vì vậy phải hết sức lưu ý đến bất cứ sự thay đổi nào trong khu vực.

Từ khi kết thúc kỷ Băng hà, những tầng băng ở phía Tây Nam cực được giữ nguyên, không bị tan ra. Các nhà nghiên cứu đã tính toán về mặt lý thuyết là, nếu như các tầng băng của phía Tây Nam cực tan chảy hoàn toàn thì mực nước biển toàn cầu sẽ tăng lên từ 1,5 đến 5,5 mét.

Nam cực gồm nhiều tầng băng. Tổng số băng Nam cực là 11,5 triệu kilomet khối, chiếm 84% các băng giá trên Trái đất. Các chuyên gia cho rằng các tầng băng đang tan chảy không những làm nước biển dâng lên mà còn còn làm thay đổi các dòng hải lưu trên đại dương và gây ra biến đổi thời tiết, mang đến các đợt hạn hán và giông bão lớn, cũng như lan truyền rộng rãi các bệnh nhiệt đới.

Theo Yahoo.com, Vietnamnet
  • 238