Ukraine: “Thảm họa Chernobyl” thứ hai

20 người nhập viện và hàng trăm người sơ tán sau khi một xe lửa chở photpho vàng bị trật đường ray và bốc cháy ở miền tây Ukraine, tạo ra một đám mây khí độc bao trùm 14 ngôi làng, đe dọa đến sức khỏe hàng ngàn người dân.

Tai nạn xảy ra đêm 16-7, gần thị trấn Lviv, giáp biên giới Ba Lan. Các nhân viên cứu hộ sau đó đã dập tắt được đám cháy nhưng khí độc đã lan ra khu vực.

Photpho vàng là chất dễ bắt lửa, có thể tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí ở nhiệt độ cao hơn 40 độ C. Nó có thể gây tổn hại gan nếu con người hít phải. Khi bốc cháy, photpho vàng có mùi đặc trưng khó chịu, ảnh hưởng đến thần kinh, người hít phải cảm thấy tức ngực, khó thở, cay mũi.

Phó Thủ tướng Oleksandr Kuzmuk đã đến hiện trường và so sánh tai nạn này với vụ nổ tại nhà máy hạt nhân Chernobyl vào năm 1986.

“Sau thảm họa Chernobyl, chúng ta đang phải đối đầu với một thảm họa có thể đe dọa đến người dân Ukraine. Đây là một vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, với hậu quả không thể lường trước được”, ông nói.

Theo Ihor Krol, phát ngôn viên Bộ tình trạng khẩn cấp, 815 trong số 11.000 dân làng sống trong khu vực bị ảnh hưởng đã được sơ tán. Krol cũng cho biết đám mây khí độc từ đám cháy này đã lan ra 56 km2.

Người dân địa phương được khuyến cáo ở trong nhà, không dùng nước từ các giếng, không ăn rau trong vườn nhà hoặc uống sữa từ đàn bò họ nuôi.

Photpho được sử dụng chủ yếu trong sản xuất phân bón. Chúng cũng là thành phần quan trọng trong các sản phẩm thuốc trừ sâu, kem đánh răng, bột giặt cũng như thuốc nổ và pháo hoa.


Các toa chở hàng bốc cháy sau tai nạn (Ảnh: AP)

Thảm họa Chernobyl

Ngày 26-4-1986, vụ nổ ở lò phản ứng số 4 của Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã tuôn ra lượng chất phóng xạ trên một vùng lớn của bắc châu Âu suốt 10 ngày và vụ nổ giải phóng lượng phóng xạ cao hơn quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima khoảng 400 lần.

Ít nhất 31 người thiệt mạng do trực tiếp tham gia vụ dập lửa. WHO nói rằng khoảng 9.300 người có thể chết vì các bệnh ung thư do nhiễm chất phóng xạ.

Tuy nhiên, một số tổ chức, trong đó có Hòa Bình Xanh, cho rằng con số này cao gấp 10 lần. Do vụ nổ, gần 800.000ha đất trồng trọt và 700.000ha rừng bị hủy hoại tại Belarus, Nga và Ukraine.

Theo Tuổi trẻ

TƯỜNG VY

Theo AP, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video