Cầu vồng bắc qua đường cao tốc Denali (dài 1.100 km) tại bang Alaska, Mỹ. Người ta chia cầu vồng theo bậc 1,2,3 ... căn cứ vào số lần phản xạ ánh sáng. Cầu vồng bậc 1 chỉ phản xạ một lần nên có độ sáng mạnh nhất. Nhiều tầng cầu vồng phía trên một khu vực tại Canada. Các hạt nước nhỏ li ti trong không khí khúc xạ (bẻ cong) ánh sáng trắng, tách nó thành các màu: đỏ, da cam, vàng, xanh lục, xanh dương và tím.
Đoạn cuối của một cầu vồng làm nổi bật một chiếc ô tô tại phía bắc nước Mỹ. Do cầu vồng chỉ là một ảo ảnh nên nó không có điểm kết thúc thực sự. Thay vào đó, vị trí của cầu vồng liên tục dịch chuyển theo góc nhìn của chúng ta.
Một cầu vồng phía trên khu bảo tồn Moremi Game thuộc vùng châu thổ Okavango của Botswana. Ở giữa bức ảnh là một cây bao báp lớn.
Giống như cánh cổng dẫn tới vũ trụ, cầu vồng kép này lơ lửng phía trên đường cao tốc Alaska tại British Columbia, Canada. Cầu vồng kép xuất hiện khi ánh sáng bị khúc xạ nhiều hơn một lần.
Các tổ mối trên một đồng cỏ ở Australia nổi bật nhờ một cầu vồng kép Cầu vồng phía trên một vùng nham thạch đông đặc của núi lửa Ol Doinyo Lengai, Tanzania. Do chúng ta nhìn cầu vồng ở cùng một góc nên chúng có dạng cung tròn.
Cầu vồng xuất hiện sau một cơn bão trên bầu trời bang Pennsylvania, Mỹ. Đây là bang trồng nhiều đậu tương.
Vùng lãnh nguyên của bang Alaska, Mỹ bừng sáng bởi một cầu vồng.
Cầu vồng trên vịnh Foxe của Canada (thuộc Bắc Cực). Các nghiên cứu của nhiều tàu ngầm cho thấy, đọ dày của băng tại Bắc Băng Dương giảm 40% trong 30 năm qua. Băng càng tan nhiều, nước càng dễ hấp thu ánh sáng Mặt trời, từ đó đẩy nhanh tốc độ tan của băng.
|