Ve sầu đầu dài lần đầu ghi nhận tại Việt Nam

Trên thế giới chỉ có ba loài thuộc giống ve sầu đầu dài được công bố. Tại Việt Nam mẫu vật có ở Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng.


Loài Neoalcathous annamica; A (nhìn từ lưng), B (đầu), C (nhìn từ mặt bụng), D (trán nhìn từ mặt bụng), E (nhìn từ mặt bên), F (đầu và ngực nhìn từ mặt bên). (Ảnh: VAST).

Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học tự nhiên Hoàng gia Bỉ và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam mới phát hiện và công bố một loài ve sầu đầu dài mới cho khoa học. Loài ve sầu này được mô tả chi tiết trên Tạp chí quốc tế Belgian Journal of Entomology, thuộc giống Neoalcathous Wang & Huang, 1989 (Hemiptera: Fulgoromorpha: Fulgoridae).

Trên thế giới chỉ có ba loài thuộc giống ve sầu đầu dài này được công bố. Đây cũng là lần đầu tiên giống này được ghi nhận có mặt tại Việt Nam. Mẫu vật nghiên cứu của loài được các nhà khoa học thu tại Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng năm 2018, lưu giữ tại Viện Khoa học tự nhiên Hoàng gia Bỉ và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

So với ve sầu thông thường, giống ve này có phần đầu kéo dài hơn, đường gờ trên mắt hơi phát triển và vùng giữa bên đường gờ của ngực trước có một dấu đen lớn. Chiều dài cơ thể và đầu của con đực khoảng 27,8 mm. Việc công bố loài mới thuộc giống này ở Việt Nam đã mở rộng sự phân bố của giống.

Cập nhật: 12/06/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video