Vệ tinh gián điệp lao xuống trái đất

Một số quan chức của chính phủ Mỹ thừa nhận một vệ tinh gián điệp cỡ lớn của Mỹ đã mất nguồn năng lượng và có thể rơi xuống Trái đất vào khoảng cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3.

Vệ tinh mất kiểm soát này chứa những vật liệu nguy hiểm và vẫn chưa xác định được nó sẽ rơi xuống nơi nào trên trái đất. Người tiết lộ tin tức yêu cầu được giấu tên vì thông tin này được xếp vào diện mật. Hiện không rõ vệ tinh này đã mất năng lượng từ bao giờ hoặc vì sao.

Gordon Johndroe, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSA), trả lời phỏng vấn về tình trạng hiện tại sau khi thông tin này rò rỉ: “Cơ quan An ninh chịu trách nhiệm đang giám sát tình trạng này. Có rất nhiều vệ tinh đã chệch khỏi quỹ đạo và rơi xuống mà không gây nguy hiểm trong suốt nhiều năm qua. Chúng tôi đang tìm kiếm những giải pháp để giảm bớt thiệt hại nếu có do vệ tinh này gây ra.” Ông không bình luận khả năng bắn hạ vệ tinh này bằng một tên lửa mà chỉ phát biểu rằng thảo luận bất cứ điều gì cụ thể vào thời điểm này là không phù hợp.

Hiện chưa có thông tin chi tiết về vệ tinh đang rơi của Mỹ (Ảnh: Enews20.com)

Một quan chức cao cấp của chính phủ cho biết các nhà lập pháp và những quốc gia khác sẽ được thông báo về tình trạng này.

Vệ tinh chứa hydrazine – năng lượng tên lửa, hydrazine là một chất lỏng không màu có mùi như ammoniac, có độc tính có thể gây nguy hiểm cho những người tiếp xúc với nó.

John Pike, chuyên viên về tình báo và quốc phòng cho rằng sự rơi không kiểm soát được này có thể làm lộ những bí mật của Mỹ. Những vệ tinh gián điệp thường được hủy thông qua một quá trình bắn hạ có kiểm soát xuống đại dương để không ai có thể tiếp cận được. Pike cũng cho biết ít có khả năng vệ tinh này sẽ bị hạ bằng một tên lửa vì những mảnh vụn có thể rơi vào bầu khí quyển và bốc cháy hoặc rơi xuống trái đất.

Pike, Giám đốc của nhóm nghiên cứu quốc phòng GlobalSecurity.org, đánh giá vệ tinh này nặng khoảng 9 tấn và có kích cỡ bằng một chiếc xe buýt nhỏ. Ông cho biết vệ tinh sẽ sinh ra những mảnh vụn ít hơn những mảnh vụn của vụ va chạm tàu vũ trụ Columbia năm 2003 gấp 10 lần. Vệ tinh có quá trình phân hủy tự nhiên, và cũng có thể vệ tinh này đã “chết” cách đây một năm và bây giờ là lúc nó quay trở về khí quyển.

Jeffrey Richelson, nhân viên cấp cao của cơ quan chuyên trách an ninh quốc gia cho rằng vệ tinh này có thể thuộc loại trinh sát chụp ảnh, được dùng để thu thập những thông tin về chính quyền địch hoặc các nhóm khủng bố, bao gồm việc xây dựng các khu vực thử hạt nhân đáng nghi ngờ hoặc các trại huấn luyện quân sự. Ngoài ra, chúng còn dùng để nghiên cứu tác hại của những cơn bão, cháy rừng và những thảm họa thiên nhiên khác.

Vụ rơi lớn nhất là tàu vũ trụ của NASA tên Skylab. Trạm không gian nặng 78 tấn rơi khỏi quỹ đạo vào năm 1979, những mảnh vỡ của nó rơi vô hại xuống Ấn Độ Dương và một vùng xa xôi hẻo lánh phía tây Asutralia.

Vào năm 2000, các kỹ sư NASA đã định hướng thành công sự chệch hướng của Đài quan sát tia gamma Compton bằng tên lửa để vệ tinh này rơi xuống một vùng xa xôi của Thái Bình Dương.

Năm 2002, các quan chức tin rằng những mảnh vỡ từ một vệ tinh khoa học nặng khoảng 3 tấn vỡ vụn trong bầu khí quyển trái đất và đổ xuống vịnh Ba Tư, cách địa điểm dự đoán khoảng vài nghìn dặm.

Ảnh chụp một nhà thờ Hồi giáo và những ngôi nhà xung quanh bị tàn phá bởi đám cháy nổ ở Bosnia và Herzegovinia do vệ tinh gián điệp chụp vào ngày 9 tháng 8 năm 1995. Một vệ tinh gián điệp Mỹ mất nguồn năng lượng và có thể lao xuống trái đất vào khoảng cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3. (AP Photo/HO)

Tuệ Minh (Theo AP, Yahoo News)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video