Vì đâu con người “xì hơi”?

Đánh rắm hay “xì hơi” như cách gọi nôm na trong dân gian là hoạt động sinh lí bình thường của con người. Tuy nhiên trong một vài trường hợp "xì hơi" lại gây bất tiện cho “khổ chủ” và khiến những người xung quanh khó chịu. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra những lý giải giúp chúng ta hiểu rõ về căn nguyên cũng như những lầm tưởng về hiện tượng này.

Trong y học, tên gọi chính thức cho hiện tượng đánh rắm hay “xì hơi” là trung tiện. Theo các chuyên gia, đây là phản ứng của cơ thể thải khí ra khỏi ruột qua đường hậu môn và hành động này thường kèm theo tiếng động. Trung tiện còn có thể là một dấu hiệu dự báo đại tiện hoặc cho biết ruột của người bệnh sau khi qua phẫu thuật đã thông.

Dù là hoạt động sinh lý cơ bản của con người nhưng trung tiện khiến người thực hiện đôi khi cảm thấy bất tiện và người xung quanh khó chịu, đặc biệt vì thứ mùi không dễ chịu thường đi kèm với nó. Trong thực tế, một người “xì hơi” tới 1,9 lít khí mỗi ngày vẫn được coi là bình thường.

Khi chúng ta nhai nuốt thức ăn, không khí đi vào trong cơ thể cùng với chúng. Bạn cần nhớ rằng, ngoài việc ợ hơi, không khí sẽ phải rời khỏi cơ thể chúng ta theo cách này hoặc cách khác.

Tuy nhiên, nguồn “khí thải” cho quá trình đánh rắm lại bắt nguồn từ đám đông vi khuẩn trú ngụ trong đường ruột phía dưới - đây là lí do tại sao phải mấy vài giờ sau bữa ăn, khí mới bắt đầu “xì” ra ngoài. Cơ chế diễn ra như sau: Trong quá trình biến bữa ăn của chúng ta thành các chất dinh dưỡng có ích, thức ăn không tiêu hóa hết ở dạ dày sẽ đi xuống ruột và những vi sinh vật đóng đô ở đây sẽ phân hủy chúng, tạo ra sản phẩm phụ bốc mùi là khí hydro sulfua, có mùi tương tự như tỏa ra từ các quả trứng thối.

Bản thân việc đánh rắm không phải là bệnh. Thế nhưng, người hay bị táo bón thường là người có dạ dày và ruột yếu, chức năng tiêu hóa kém, thức ăn bị lên men không bình thường, và các chất khí phát sinh ngấm xuyên qua phân trở nên ẩm ướt nên dễ “xì hơi”. Do đó, quan điểm cho rằng “Người đánh rắm to tiếng là người khỏe mạnh” là đúng đắn.

Mặc dù phản ứng sản sinh khí từ việc vi khuẩn phân hủy thức ăn ở mỗi người là khác nhau nhưng chất liệu tạo khí nhiều nhất là các loại đường, đặc biệt là 4 loại sau:

Fructose - một thành phần tự nhiên trong thực vật như hành, ngô, lúa mì và thậm chí cả quả lê. Nó thường được cô đọng thành một loại sirô dùng để sản xuất nước ngọt hoặc nước hoa quả.

Lactose - thành phần tự nhiên có vị ngọt trong sữa và cũng thường được cho thêm vào thực phẩm như bánh mỳ hoặc món ăn chế biến từ ngũ cốc. Một số người sinh ra với hàm lượng lactase - enzym phân hủy lactose - thấp, khiến họ dễ bị “xì hơi”.

Raffinose - thành phần tạo khí bí mật trong đậu, súp lơ (cả xanh và trắng), bắp cải, măng tây và một số loại rau củ khác.

Sorbitol - loại đường khó tiêu hóa đường tìm thấy trong tất cả các loại quả và thường được sử dụng như yếu tố tạo ngọt nhân tạo trong thực phẩm “ăn kiêng” và không đường. Chính vì vậy, kẹo, kẹo gôm, sôđa không đường và bất kỳ thứ gì khác đánh lừa cảm giác ngọt có thể nguồn cung cấp khí dồi dào.

Các yếu tố khác dẫn đến việc đánh rắm là chất xơ và tinh bột, vốn phổ biến trong những loại thực phẩm như ngô, khoai tây và lúa mì. Mặc dù chất béo và protein không gây ra khí nhưng chúng có thể làm cho thời gian tiêu hóa một bữa kéo dài hơn và cung cấp thêm thời gian cho vi khuẩn sản sinh khí từ các yếu tố khác. Chỉ có một loại thực phẩm duy nhất không gây khí là gạo.

Để tránh tình trạng đầy hơi và hậu quả là việc đánh rắm, bạn cần thử tìm ra loại thực phẩm nào gây kích thích các vi khuẩn trong ruột của mình và cắt giảm việc tiêu dùng chúng. Một giải pháp thông dụng khác là sử dụng các sản phẩm chống gây khí như alpha-galactosidase (Beano) hay enzym lactase (Lactaid) với những thực phẩm “dễ gây vấn đề”.

Tuy nhiên, việc “xì hơi” gây đau và khó chịu mãn tính có thể báo hiệu điều gì đó nghiêm trọng, nên nếu lâm vào tình trạng này, tốt nhất bạn cần tham vấn chuyên gia tiêu hóa càng sớm càng tốt.

Cập nhật: 15/01/2016 Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video