Vi khuẩn giúp giảm 77% ca nhiễm sốt xuất huyết

Các nhà khoa học sử dụng muỗi nhiễm vi khuẩn Wolbachia để giảm khả năng lây lan bệnh sốt xuất huyết của chúng.


Những con muỗi mang vi khuẩn Wolbachia. Ảnh: Chương trình muỗi thế giới.

Thử nghiệm diễn ra tại thành phố Yogyakarta, Indonesia, và đang được mở rộng với hy vọng xóa sổ virus. Nhóm nghiên cứu đến từ Chương trình muỗi thế giới cho biết đây có thể là giải pháp đối với virus gây bệnh sốt xuất huyết đã lan rộng khắp thế giới. Năm 1970, chỉ có 9 nước đối mặt với các đợt bùng phát sốt xuất huyết nghiêm trọng. Hiện nay, số ca nhiễm bệnh mỗi năm lên tới 400 triệu.

Tiến sĩ Katie Anders, một thành viên nhóm nghiên cứu, mô tả vi khuẩn Wolbachia là "phép màu tự nhiên". Wolbachia không gây hại cho muỗi, nhưng tập trung ở vị trí mà virus gây sốt xuất huyết cần xâm nhập trên cơ thể muỗi. Vi khuẩn này cạnh tranh tài nguyên và khiến virus khó nhân lên hơn nhiều, vì vậy muỗi ít khả năng gây bệnh hơn khi đốt.

Thử nghiệm sử dụng 5 triệu quả trứng muỗi nhiễm vi khuẩn Wolbachia. Trứng được đặt ở các xô nước trong thành phố mỗi đợt cách nhau hai tuần. Quá trình gây dựng quần thể muỗi nhiễm vi khuẩn kéo dài 9 tháng. Yogyakarta được chia thành 24 khu vực và muỗi mang vi khuẩn Wolbachia chỉ được thả ở 12 khu vực trong số đó. Theo kết quả thử nghiệm công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine, số ca nhiễm bệnh trong thành phố giảm 77% và số bệnh nhân cần nhập viện giảm 86%.

Kỹ thuật trên thành công tới mức muỗi được thả trên khắp thành phố. Dự án đang mở rộng ra những khu vực xung quanh với mục tiêu xóa sổ bệnh sốt xuất huyết trong vùng. "Kết quả này là một sự đột phá. Chúng tôi cho rằng kỹ thuật sẽ có tác động mạnh hơn khi triển khai ở các thành phố lớn trên khắp thế giới, nơi bệnh sốt xuất huyết trở thành vấn đề khổng lồ với y tế cộng đồng", Anders chia sẻ.

Wolbachia cũng đặc biệt dễ điều khiển và có thể làm thay đổi khả năng sinh sản của vật chủ để đảm bảo chúng truyền sang thế hệ muỗi tiếp theo. Điều đó có nghĩa sau khi Wolbachia xâm nhập cơ thể muỗi, chúng sẽ ở lại trong thời gian dài và tiếp tục ngăn chặn lây nhiễm sốt xuất huyết.

Phương pháp sử dụng vi khuẩn Wolbachia có nhiều lợi thế so với các phương pháp kiểm soát khác như thuốc trừ sâu hoặc giải phóng muỗi đực triệt sản. Nghiên cứu về mô hình bệnh dịch cũng dự đoán Wolbachia có thể chặn đứng hoàn toàn bệnh sốt xuất huyết.

Cập nhật: 12/06/2021 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video