Vi khuẩn mủ xanh nếu có 1 con trong bình nước cũng đã là nguy hiểm

Cả TS.BS Nguyễn Trung Cấp và PTS.TS Trần Hồng Côn đều chung nhận định trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn rất nguy hiểm, tuy nhiên ông Côn lưu ý về quy cách lấy mẫu nước chuẩn.

Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn ưa nước sẽ liên quan nhiều tới môi trường nước, vì vậy các vật dụng nước và môi trường nước đều sẵn có vi khuẩn này.

Tính nguy hiểm của trực khuẩn mủ xanh là kháng kháng sinh rất mạnh, là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng bệnh viện và nhiễm trùng cơ hội. Trực khuẩn mủ xanh hiếm khi gây nhiễm trùng ở những người khỏe mạnh, nhưng nó có xu hướng lây nhiễm sang những người bị suy giảm.

Nhiễm trực khuẩn mủ xanh có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu), viêm phổi, viêm họng…


Trực khuẩn mủ xanh là vi khuẩn rất ưa nước.

Còn theo PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa hóa Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, một mẫu xét nghiệm chỉ cần có 1 con vi khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) là đã đủ nguy hiểm.

Nguyên tắc nước uống chỉ an toàn khi không có bất kỳ loại vi khuẩn nào có trong nước.

Vi khuẩn mủ xanh không có sẵn trong môi trường tự nhiên, nhưng nó tồn tại ở khắp nơi trên thế giới, ở nơi bị nhiễm khuẩn. Thức ăn có thể bị nhiễm vi khuẩn mủ xanh khi bị ôi, thiu hỏng.

Theo chuyên gia để xử lý khuẩn mủ xanh trong nước sẽ phải xử lý bằng chloramin B dùng cho thực phẩm, hoặc lọc.

"Trường hợp nước đóng bình đóng chai bị nhiễm vi khuẩn mủ xanh có thể bình đó đã được sử dụng trong môi trường có nhiễm khuẩn. Sau đó, bình không được vệ sinh súc rửa thì vi khuẩn sẽ tồn tại trong bình. Trường hợp thứ hai có thể xảy ra có thể cơ sở nước đóng chai đó bị nhiễm khuẩn", PGS.TS Côn nói.

Vi khuẩn mủ xanh dễ dàng phát triển trong môi trường nghèo dinh dưỡng. Đây là loại vi khuẩn, gây bệnh cơ hội trên người. Có thể gây viêm màng tim, viêm đường hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng đường máu, đường tiết niệu, viêm màng não mủ và áp xe não, viêm tủy xương, viêm tai, gây bệnh hóa sừng ở mắt, nhiễm trùng da...

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Hồng Côn cũng cho rằng, một mẫu xét nghiệm đúng phải do người có chuyên môn đến lấy mẫu và mang tới phòng xét thí nghiệm. Việc tự lấy mẫu mang đi xét nghiệm nhiều khi kết quả chưa thực sự chính xác.

Cập nhật: 29/12/2018 Theo cafebiz
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video