Vì sao bạn học ngoại ngữ mãi mà không giỏi?

Nghĩ rằng bạn không có năng khiếu học một ngoại ngữ? Một nghiên mới do các nhà thần kinh học của Trường Đại Học Northwestern cho thấy rằng, vấn đề này có thể lo do não của bạn.

“Nghiên cứu của chúng tôi liên kết bộ não với khả năng học một ngôn ngữ thứ hai ở lứa tuổi trưởng thành,” nhà thần kinh học Patrick Wong, phó giáo sư khoa học và rối loạn giao tiếp tại Northwestern và tác giả chính của nghiên cứu này, cho biết.

Dựa trên kích cỡ của Heschl's Gyrus (HG), một cấu trúc của não chiếm không quá 0,2% trong khối lượng toàn bộ não, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, họ có thể dự đoán được người học nào sẽ thành công hơn khi học 18 từ của một ngôn ngữ do các nhà nghiên cứu nghĩ ra ngay cả trước khi cho những người tham gia nghiên cứu học ngôn ngữ “giả tạo” này.

Phó giáo sư Wong và các đồng nghiệp đã đo đạc kích thước của HG, một cấu trúc trong não có hình ngón tay nằm trong cả não trái và não phải của bộ não bằng cách sử dụng phương pháp do hai nhà khoa học Virginia Penhune và Robert Zatorre phát triển, hai nhà khoa học này nổi tiếng về các nghiên cứu về quá trình xử lý nhạc và tiếng nói ở người và các nghiên cứu về não.

Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét giá trị dự đoán của một cấu trúc não cụ thể đối với việc học ngôn ngữ ngay cả trước khi việc học diễn ra. Cụ thể là, các nhà nghiên cứu đã đo đạc kích thước của Heschl's Gyrus trái và Heschl's Gyrus phải của những người tham gia nghiên cứu qua các máy chụp cộng hưởng từ MRI, bao gồm cả các tính toán khối lượng của chất xám và chất trắng.

(Ảnh: Softwaremag.com)
Những nghiên cứu trước đây xem xét mối liên hệ giữa cấu trúc não và khả năng nhận dạng âm thanh tiếng nói của từng cá nhân riêng lẽ, hơn là trong việc học các âm thanh lời nói trong ngữ cảnh ngôn ngữ. Những nghiên cứu khác  xem xét mối liên hệ giữa sự thành thạo ngôn ngữ hiện có và cấu trúc não.

Phó giáo sư Wong nhấn mạnh, “trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi lại chứng minh mối liên hệ giữa sinh học và ngôn ngữ, nhưng chúng tôi không nói rằng sinh học là số phận quyết định việc học một ngôn ngữ thứ hai.” Người trưởng thành với khối lượng chất xám bên HG trái nhỏ hơn không cần mất hy vọng rằng họ không bao giờ có thể học một ngôn ngữ khác.

'Chúng tôi đang kiểm tra các phương pháp học khác nhau cho những người tham gia mà chúng tôi dự đoán là ít thành công hơn khi học ngoại ngữ để xem xét liệu mô hình đào tạo có làm cho việc học thành công hơn không,” ông Wong nói thêm.

Theo bà Warrier, giáo sư về khoa học và các rối loạn về giao tiếp cho biết, các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi phát hiện ra HG có vai trò quan trọng trong việc học một ngôn ngữ thứ hai. “HG gồm có vùng quan trọng nhất của khu thính giác của bộ não, được cho là có liên quan đến việc xử lý các khối hợp nhất cơ bản của âm thanh – độ cao của âm thanh lên hay xuống, âm thanh đến từ đâu và âm thanh có độ lớn bao nhiêu – và bản thân nó không liên quan đến lời nói."

17 người tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 18 đến 26 được kiểm tra não trước khi tham gia học ngôn ngữ do các nhà nghiên cứu nghĩ ra. Họ cũng là những người tham gia trước đó trong hai nghiên cứu có liên quan do phó giáo sư Wong và các đồng sự thực hiện.

Ba nghiên cứu này nhận dạng các yếu tố hành vi, sinh lý học thần kinh và giải phẩu thần kinh, những yếu tố khi được kết hợp cùng với nhau, sẽ có thể dự đoán tốt hơn về khả năng thành công khi học một ngôn ngữ thứ hai hơn là chỉ một yếu tố đơn lẻ.

Trong nghiên cứu về hành vi, nhóm của phó giáo sư Wong phát hiện ra, học nhạc từ khi còn nhỏ sẽ góp phần làm cho việc học ngoại ngữ thành công hơn.

Trong nghiên cứu về sinh lý học thần kinh, cùng với những người tham gia trước đó, nhóm nghiên cứu của ông Wong đã sử dụng máy MRI chức năng để quan sát các bộ phận nào của não được kích hoạt khi những người tham gia nghe các âm độ khác nhau. Họ phát hiện ra rằng, những người học ngoại ngữ thành công hơn là những người cho thấy có sự hoạt hóa trong khu thính giác của bộ não (nơi có cấu trúc HG)

Tất cả những người tham gia đều là người Mỹ bản xứ và không hề có kiến thức gì về ngôn ngữ thanh điệu trong các ngôn ngữ thanh điệu, nghĩa của từ phụ thuộc vào độ cao, thấp của giọng khi phát ra từ. Chẳng hạn như trong tiếng Hoa, từ “mi” phát ra theo giọng bằng, nghĩa là “liếc nhìn”, lên giọng, nghĩa là “làm bối rối” và xuống giọng rồi lại lên giọng nghĩa là “gạo”. Tiếng Anh, ngược lại, chỉ sử dụng độ cao để phản ánh ngữ điệu mà thôi (như lên giọng được sử dụng trong câu hỏi)

Trong nghiên cứu này, 17 người tham gia vào một phòng âm thanh sau khi đã được máy quét não. Ở trong phòng này, họ được dạy để học sáu từ một vần (pesh, dree, ner, vece, nuck and fute). Các âm này do một người Mỹ đọc và sau đó được tổng hợp lại thành 3 âm độ khác nhau, tạo ra 18 từ “giả tạo”.

Những người tham gia được cho nghe 18 từ “giả tạo” này liên tục và một bức tranh trắng đen thể hiện nghĩa của mỗi từ. Ví dụ như từ Pesh, với một âm độ nghĩa là “cái ly”, âm độ khác nghĩa là “bút chì”, và âm độ thứ ba nghĩa là “chiếc bàn”. Dree, tùy thuộc theo âm độ, nghĩa là “cánh tay,” “con bò,” hay “điện thoại.”

Với một nhóm gồm 9 người được dự đoán sẽ là những người học thành công hơn -- chỉ với hai hoặc 3 kỳ đào tạo hoặc thỉnh thoảng ít hơn -- đạt được độ chính xác trung bình 97% trong việc nhận dạng các từ giả tạo. Những người “ít thành công hơn” đạt được độ chính xác trung bình 63% và thỉnh thoảng đòi hỏi phải có đến 18 kỳ đào tạo để có thể nhận dạng chính xác các từ này.

“Điều quan trọng là chúng tôi nghiên cứu bộ não theo một cách mới để có thể hiểu được các chức năng của não một cách toàn diện hơn và từ đó có thể giúp chúng ta dạy ngoại ngữ và có thể cả các kỹ năng khác nữa một cách hiệu quả hơn,” phó giáo sư Wong cho biết.

Nghiên cứu của ông Wong được tài trợ bởi Viện Sức Khỏe Quốc Gia.

Thanh Vân

Theo Sciencedaily, Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video