Vì sao chúng ta đổ mồ hôi?

Bạn đang hướng đến đích trong một cuộc chạy đua. Khi tăng tốc bức phá, bạn hít thở sâu hơn, tim đập nhanh hơn và mồ hôi bắt đầu tuôn ra nhiều hơn. Vậy vì sao chúng ta lại đổ mồ hôi và mục đích thật sự của mồ hôi là gì? Có rất nhiều trường hợp khiến ta đổ mồ hôi như ăn đồ cay nóng, khi cảm thấy lo lắng và khi bị bệnh. Nhưng đổ mồ hôi khi tập thể dục có lẽ là phổ biến nhất. Nguyên nhân của quá trình này là hàng loạt các phản ứng xảy ra bên trong tế bào.

Khi bạn tăng tốc, cơ bắp bạn hoạt động mạnh hơn khiến cho năng lượng tiêu thụ cũng tăng lên. Vì thế, để có đủ năng lượng cung cấp, trong ti thể sẽ diễn ra quá trình được gọi là “hô hấp hiếu khí” nhằm phân giải đường và oxi để tạo ra ATP (đơn vị năng lượng của tế bào). Bạn càng vận động nhiều, ti thể càng hoạt động nhiều để tạo ra đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể.

Tuy nhiên, quá trình này cũng có mặt hạn chế, giống như máy móc, càng làm việc nhiều càng nóng, cơ thể chúng ta cũng vậy. Khi tế bào giải phóng ATP, chúng cũng đồng thời sản sinh ra nhiệt. Lượng nhiệt này sẽ kích hoạt những cảm biến thân nhiệt trên khắp cơ thể, những cơ quan thụ cảm này sẽ đo phần nhiệt thừa thoát ra và truyền thông tin tới vùng dưới đồi (nơi điều khiển thân nhiệt).

Vùng dưới đồi đáp lại bằng cách gửi tín hiệu đến các tuyến mồ hôi dưới da. Các tuyến này phân bổ khắp cơ thể và tập trung tại một số bộ phận như lòng bàn tay, lòng bàn chân và trên đầu.

Khi tuyến mồ hôi nhận được tín hiệu, các ion Natri và Clo sẽ được bơm vào các ống rỗng chạy xuyên suốt tuyến mồ hôi. Sau đó các ion này sẽ kết hợp tạo thành muối, vì nồng độ muối bên trong ống cao hơn bên ngoài, nước sẽ thẩm thấu vào ống.

Ống được chia làm 2 phần gồm phần gấp khúc bên dưới và phần thẳng dài phía trên, cấu tạo này giúp cho khi phần dưới đầy nước sẽ tạo áp lực đẩy nước lên phần trên dễ dàng hơn.

Trước khi mồ hôi trào ra ngoài, các tế bào cạnh ống dẫn sẽ hấp thụ lại muối nhiều nhất có thể. Mồ hôi sẽ hấp thụ lượng nhiệt từ cơ thể, sau đó, bay hơi giúp làm mát một lần nữa.

Ngoài ra, chúng ta cũng đổ mồ hôi trong nhiều trường hợp khác. Ăn đồ cay nóng khiến chúng ta đổ mồ hôi đầm đìa. Điều này xảy ra do chất cay tác động trực tiếp đến các phản ứng thần kinh não kích hoạt những cơ quan thụ cảm nhiệt (thường chỉ kích hoạt khi có sự gia tăng nhiệt độ cơ thể).

Đổ mồ hôi cũng thường xảy ra khi ta gặp phải những tình huống căng thẳng, như tỏ tình hay đi phỏng vấn xin việc. Nguyên nhân do chất Adrenaline kích thích hoạt động cơ bắp khiến mạch máu giãn rộng, từ đó làm tăng nhiệt độ gây đổ mồ hôi.

Khi bi bệnh, chúng ta cũng đổ mồ hôi vì sự viêm nhiễm sẽ kích thích vùng dưới đồi ra lệnh cho cơ thể sản sinh ra năng lượng để tăng thân nhiên, đây là cơ chế tự vệ của cơ thể làm thay đổi môi trường làm hạn chế hoạt động của vi khuẩn.

Và cuối cùng, sau khi hoàn thành cuộc đua hay vượt qua cơn sốt, cơ thể sẽ hạ nhiệt độ, những cơ quan thụ cảm nhiệt cảm nhận được điều này và truyền tín hiệu đến vùng dưới đồi để dừng việc đổ mồ hôi. Thường thì sau quá trình này vùng dưới đồi sẽ gửi tín hiệu báo cho cơ thể để nạp lại lượng nước bị thiếu hụt và sau đó chúng ta lại tràn trề sinh lực như trước.

Cập nhật: 17/04/2019 Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video