Vì sao cua lại nhả bọt?

Khi chúng ta mua cua đều phải chọn cua sống có vỏ cứng, nhả ra rất nhiều bọt trắng. Điều này có quy luật gì vậy?

Cua là loài động vật giáp xác sống trong nước, nó giống như cá, cũng dùng mang để thở. Nhưng mang của cua và mang của cá không giống nhau, và không mọc ở hai bên đầu mà là do rất nhiều miếng mang xốp mềm giống như hải miên hợp thành, mọc ở hai bên phía trên của cơ thể, bề mặt được bao phủ bởi vỏ cứng.


Mang của cua dự trữ rất nhiều nước.

Khi cua sống ở trong nước, từ phần càng cua và phần chân gốc hút nước sạch vào (oxi hoà tan trong nước sẽ đi vào trong máu của mao mạch mang), sau khi chạy qua mang được nhả ra bởi giác quan hai bên miệng.

Tuy cua thường sống trong nước nhưng nó lại khác với cá, nó thường xuyên bò lên trên đất liền tìm kiếm thức ăn, ngoài ra sau khi rời khỏi nước, nó cũng không bị chết khô. Đấy là do mang của cua dự trữ rất nhiều nước, khi rời khỏi nước vẫn như ở trong nước vậy, cũng có thể không ngừng thở, hít vào một khối lượng lớn không khí, nhả ra bởi giác quan hai bên miệng.

Bởi vì không khí mà nó hít vào quá nhiều, diện tích tiếp xúc giữa mang và không khí tương đối lớn, hàm lượng nước và không khí trong mang có chứa nước cùng nhả ra đã hình thành vô số những bọt khí, càng ngày càng nhiều, do vậy phía trước miệng đùn thành rất nhiều bọt trắng.

Cập nhật: 08/02/2020 Theo isach
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video