Vì sao cúm lây lan mạnh vào mùa đông

Virus gây bệnh cúm củng cố và bảo vệ cho mình nhờ một lớp vỏ chất béo trong thời tiết lạnh giá – phát hiện này giúp giải thích vì sao mùa đông con người thường dễ mắc bệnh cúm hơn. Nhóm nghiên cứu thuộc Học viện sức khỏe quốc gia phát hiện lớp vỏ như bơ tan chảy trong đường hô hấp và cho phép virus xâm nhập vào các tế bào.

Joshua Zimmerberg, thuộc Viện Sức khỏe trẻ em và phát triển con người (NICHD), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Tương tự như một viên kẹo sô-cô-la M&M, lớp vỏ bảo vệ này tan chảy khi chúng đi vào đường hô hấp. Chỉ trong giai đoạn hóa lỏng, virus mới có thể xâm nhập vào một tế bào và khiến nó nhiễm bệnh.”

NICHD trực thuộc Viện sức khỏe quốc gia.

Các chuyên gia từ lâu đã tìm hiểu về nguyên nhân tại sao cúm và những virus gây bệnh đường hô hấp khác lây lan nhanh hơn trong mùa đông. Không một giải thích nào, ví dụ như mọi người ở trong nhà nhiều hơn, hoặc ảnh hưởng phá hoại của bức xạ mặt trời vào mùa hè, có thể hoàn toàn giải thích được điều này.

Báo cáo mới được đăng tải trên tạp chí Nature Chemical Biology, có thể dẫn đến những biện pháp mới giúp ngăn ngừa và chữa cúm, theo Giám đốc của NICHD - Duane Alexander.

Người đi bộ trên đường phố New York vào mùa đông. Công trình khoa học mới đã phát hiện lý do khiến cho bệnh cúm lây lan mạnh vào mùa đông. (Ảnh: Keith Bedford/Reuters)

“Công trình mở ra những hướng nghiên cứu mới chống lại các đợt bùng phát dịch cúm vào mùa đông. Bây giờ chúng ta có thể hiểu bằng cách nào virus cúm tự bảo vệ và lây lan từ người này sang người khác, vì vậy chúng ta có thể tìm ra những cách can thiệp vào cơ chế bảo vệ đó.”

Nhóm của Zimmerman sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ hạt nhân để quan sát lớp vỏ bọc bên ngoài của virus cúm.

Con đường lây lan

Virus không thể tự sinh sôi mà phải tấn công vào một tế bào sống. Virus cúm có một lớp vỏ tựa như màng mà chúng bám vào tế bào nạn nhân.

Chúng truyền vật chất di truyền vào tế bào, biến thành một nhà máy sản xuất virus. Một số loại virus chỉ bùng phát ra khỏi tế bào bị tấn công nhưng virus cúm “nở” ra khỏi tế bào và sử dụng những chất lỏng như cholesterol từ tế bào để tạo một lớp màng giúp chúng thoát ra.

Zimmerman cho biết: “Đây là loại protein mà chúng tôi đang nghiên cứu vắc-xin chống lại.” Lớp protein bao ngoài, gọi là hemagglutinin, đem lại chữ cái “H” trong tên của virus cúm. Bên trong một tế bào ấm áp, hemagglutinin ở dạng lỏng. Nhưng ở nhiệt độ lạnh hơn, chúng bắt đầu một quá trình tương tự như tinh thể hóa, được gọi là cấp độ hóa.

Zimmerman nói: “Nó hóa rắn dần đần từ 40oC xuống đến 4oC. Tôi nghĩ tiến trình chậm rãi này khiến virus cúm sống sót ở tất cả các mức nhiệt độ.” Ở nhiệt độ ấm áp ngoài trời, lớp bảo vệ tan chảy và trừ khi nó nằm bên trong một cơ thể sống của động vật và con người, loại virus này sẽ chết.

Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho các nhà khoa học đưa ra phương pháp mới diệt trừ tận gốc bệnh cúm. Ở nhiệt độ thấp, lớp vỏ cứng bằng chất béo có thể chống lại một số chất tẩy rửa, khiến cho việc loại trừ chúng ra khỏi tay hoặc các bề mặt khác khó khăn hơn.

Virus cúm và những virus gây bệnh đường hô hấp khác lây lan qua các chất dịch thông qua ho, hắt hơi và nói chuyện. Chúng cũng có thể lưu lại trên nhiều bề mặt và bám vào ngón tay.

Tuệ Minh (Theo Reuters, Yahoo News)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video