Vì sao hàu bám rất chắc?

GS Jonathan Wilker (Trường đại học Purdue, bang Indiana, Mỹ) và các đồng sự đã tiến hành điều tra chất nhớt của những con trai và hàu sau một chuyến lặn thám hiểm.

Họ nhận thấy các loài trai nước mặn thường bám rất chắc vào các vật thể như đá, thuyền và các cầu tàu sắt bằng những sợi keo tí hon.

Trong một công trình mới công bố gần đây, GS Jonathan Wilker đã xác định sắt chính là thành phần thiết yếu trong chất dính này. Ông nói: “Thứ hỗn hợp chúng tôi thu được từ những con trai hay hàu có độ bền chắc không kém gì gelatin. Khi bổ sung sắt, các protein của trai hay hàu đã liên kết chéo với nhau, hay còn gọi là “bị lưu hóa” và vật liệu trở nên rắn chắc vô cùng”.

Các nhà khoa học vẫn biết rằng ion kim loại thường có vai trò gắn kết các protein và tạo ra sự ổn định cho phức hợp đó, nhưng đây là lần đầu tiên họ tìm thấy một ion kim loại tham gia trực tiếp vào thành phần của một loại vật liệu sinh học. “Chất keo” của trai, hàu hầu như dính được với hầu hết các loại vật liệu, kể cả với TeflonTM - thường được sử dụng như chất chống dính.


(Ảnh: TTO)

NGUYỄN SINH

Theo ScientificAmerican, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video