Vì sao mắt động vật sáng rực dưới đèn

Chó sói và nhiều loài động vật ăn đêm có mắt phát sáng dưới ánh đèn. (Ảnh: Inspirationline)
Mắt người cũng phản xạ ánh sáng, như mọi nhiếp ảnh gia đều biết... song chỉ không giỏi lắm mà thôi. Trong một số bức ảnh mắt chúng ta cũng ánh lên màu đỏ. Nhưng nó không phải là một cái gương phản xạ. Đó là do ánh sáng từ máy ảnh bật ra khỏi các mạch máu đỏ và cơ màu đỏ phía sau võng mạc.

Đôi mắt sáng rực đặc trưng của chó sói, gấu trúc Bắc Mỹ, cá sấu cùng với nhiều loài khác, sinh ra từ "tapetum lucidum" - một lớp tế bào có tác dụng giống như chiếc gương nằm phía sau võng mạc. Cấu trúc này có mặt ở hầu hết các loài động vật chuyên kiếm ăn về đêm, đóng vai trò như một bộ máy khuếch đại ánh sáng. Thường thì võng mạc thu nhận một phần ánh sáng đập vào mắt, nhưng lại để một phần khác đi qua. Lớp gương tapetum lucidum sẽ phản xạ phần lọt qua này trở lại võng mạc, khiến cho động vật có cơ hội "nhìn thấy" nó lần thứ hai.

Chính thứ ánh sáng bật trở lại này đã khơi nguồn cho bao câu chuyện kinh dị gây sợ sệt cho người mê tín.

Vậy khả năng nhìn trong bóng tối của con người thì sao? Mèo thích nghi tốt hơn chúng ta trong điều kiện ánh sáng yếu. Chúng có giác mạc và đồng tử rộng hơn của con người, vì vậy thu nhận được nhiều ánh sáng hơn trong tình trạng mờ tối. Chúng cũng có chiếc gương tapetum giúp phản xạ ánh sáng trở lại mắt. Theo cách này, võng mạc của chúng có 2 cơ hội tiếp cận với cùng 1 photon ánh sáng. Tapetum của mắt mèo phản xạ ánh sáng 130 lần, mạnh hơn mắt người. Đó là lý do vì sao mắt mèo rực sáng trong bóng tối trên các bức ảnh.

Bạn có thể tranh luận rằng con người không phải là những động vật chuyên nhìn trong bóng đêm, nhưng chúng ta ắt phải có tầm nhìn ban ngày tốt nhất. Về điều này, chúng ta lại thua xa đại bàng. Mắt đại bàng có kích cỡ và trọng lượng gần giống mắt người. Nhưng chúng có hình dạng khác hẳn. Phía sau (lưng) mắt chúng phẳng hơn và rộng hơn lưng mắt chúng ta, tạo cho nó một trường quan sát lớn hơn nhiều.

Lưng mắt người có một vùng đặc biệt trên võng mạc gọi là fovea - nơi tập trung nhiều tế bào nhận sáng. Fovea của người có khoảng 200.000 tế bào hình nón trên mỗi milimét, một con số lớn đến nỗi bạn khó có thể hình dung. Nhưng chưa thấm vào đâu so với đại bàng. Fovea của chúng có khoảng 1 triệu tế bào hình nón trên mỗi milimét. Nó cho phép đại bàng có thể nhìn thấy một con chuột ở cách xa 1,6 km. Điều đó vượt ngoài khả năng của con người.

Thuận An
Theo VnExpress/Inspirationline
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video