Vì sao máu đông khi nhiễm Covid-19?

Một trong những mối nguy hiểm từ Covid-19 là khả năng bí ẩn thúc đẩy hiện tượng máu đông. Nhưng một nghiên cứu mới có thể đã tìm ra nguyên nhân gây đông máu.

Những “kháng thể tự miễn dịch” hay “kháng thể tự động” này tấn công vào các mô của chính chủ thể. Các loại kháng thể tự động cụ thể có tên gọi là “kháng thể tự động antiphospholipid” tấn công các tế bào theo cách làm thúc đẩy hiện tượng đông máu.

Trong nghiên cứu được công bố ngày 2/11 trên tạp chí Science Translational Medicine, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những kháng thể tự động này ở khoảng một nửa số bệnh nhân nhập viện vì Covid-19.

Trước đại dịch Covid-19, những kháng thể tự động này thường được thấy ở những người mắc chứng rối loạn miễn dịch tự động được gọi là hội chứng kháng phospholipid, viết tắt là APS. Hội chứng này xảy ra ở tỉ lệ khoảng một trong mỗi 2.000 người và gây ra các cục máu đông nguy hiểm cho động mạch và tĩnh mạch của bệnh nhân.


Kháng thể tự động có thể là thủ phạm gây ra các biến chứng của Covid-19.

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Yogen Kanthi của Trung tâm Tim mạch Frankel Yoge cho biết: “Hiện tại, chúng tôi biết rằng kháng thể tự động có thể là thủ phạm gây ra các biến chứng của Covid-19. Chúng đóng một vai trò nào đó trong quá trình đông máu và viêm nhiễm khiến những người nhiễm Covid-19 trở nên yếu đuối hơn”.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu máu của 172 bệnh nhân nhập viện mắc Covid-19. 52% những bệnh nhân này có kháng thể tự động antiphospholipid trong máu.

Hơn nữa, khi các nhà nghiên cứu tiêm các kháng thể tự động này vào những con chuột được sử dụng để nghiên cứu đông máu trong phòng thí nghiệm, họ đã quan sát thấy: “một lượng máu đông đáng kể trong con vật - một trong những hiện tượng đông máu tồi tệ nhất mà chúng tôi từng thấy” – TS Yogen Kanthi nói.

Ở cả Covid-19 và APS, vẫn chưa rõ tại sao cơ thể lại sản xuất ra các kháng thể gây đông máu này. Với APS, các nhà khoa học cho rằng, căn bệnh này là do sự kết hợp giữa di truyền của một người và tiếp xúc với môi trường - bao gồm cả việc tiếp xúc với một số loại virus nhất định, theo Viện Y tế quốc gia.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên hệ giữa mức độ kháng thể tự động và mức độ của một chất khác trong máu được gọi là bẫy ngoại bào bạch cầu trung tính (NETS). Đây là những cấu trúc giống như lưới được tiết ra bởi các tế bào bạch cầu (được gọi là bạch cầu trung tính) có thể bẫy virus và các mầm bệnh khác.

Các tác giả đưa ra giả thuyết rằng các kháng thể tự động và NETS có thể hoạt động cùng nhau để thúc đẩy đông máu.

Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ về vai trò của các kháng thể tự động trong Covid-19, và điều gì kích hoạt sản xuất chúng.

Các trường hợp Covid-19 nghiêm trọng hiện thường được điều trị bằng thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông đe dọa đến tính mạng. Nhưng có thể việc ức chế hoặc loại bỏ các kháng thể tự động cũng có thể cải thiện tình trạng của bệnh nhân, các tác giả cho biết.

Nếu đúng là như vậy, bệnh nhân có thể được hưởng lợi từ phương pháp điều trị gọi là phương pháp điện di, phương pháp này đôi khi được sử dụng trong các trường hợp mắc bệnh tự miễn dịch nặng và liên quan đến việc loại bỏ, lọc và trả lại huyết tương - phần lỏng của máu có chứa các kháng thể có hại.

Nghiên cứu cũng đặt ra câu hỏi về việc sử dụng huyết tương dưỡng bệnh, hay huyết tương từ bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục, để điều trị bệnh, vì huyết tương đó có thể chứa các kháng thể tự động có hại này ngoài các kháng thể hữu ích chống Covid-19.

Cập nhật: 11/11/2020 Theo GDTĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video