Vì sao máy bay và chim không đổ bóng xuống mặt đất khi bay?

Nhiều người cho rằng chim và máy bay khi bay sẽ không đổ bóng xuống bởi chúng ở khoảng cách quá xa so với mặt đất. Tuy nhiên, sự thật liệu chỉ đơn giản như vậy?

Có những thứ ở xung quanh mà chúng ta nhìn thấy, quan sát và tiếp xúc gần như hàng ngày lại ẩn chứa khá nhiều sự thật khoa học thú vị. Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng tại sao khi đặt một chiếc bút chì và cốc nước đầy thì hình dạng của nó sẽ bị biến dạng và trông có vẻ như bị uốn cong? Hay như tại sao tia sét luôn có hình dạng zig-zag còn tàu ngầm thì luôn được sơn màu đen?

Tuy nhiên, có một hiện tượng gần đây tạo được sự quan tâm rất lớn đó là khi xem phim gần như chúng ta không bao giờ thấy máy bay đổ bóng xuống dưới mặt đất. Trên thực tế, điều này có diễn ra trong thực tế và nó cũng xảy ra với cả loài chim.


Có thật sự là máy bay không đổ bóng xuống mặt đất khi bay?

Bóng được hình thành như thế nào?

Bóng được tạo ra khi một vật không trong suốt (vật không cho ánh sáng đi qua) được đặt trên đường đi của ánh sáng. Vì ánh sáng luôn được truyền theo đường thẳng nên bóng của một vật nào đó sẽ xuất hiện khi nó được đặt trước nguồn sáng.

Có một ví dụ khá đơn giản mà bạn có thể thử nghiệm để hiểu về những chiếc bóng. Bạn có thể lấy một nguồn sáng nào đó (đèn pin, đèn của điện thoại) và đặt tờ giấy cách nó khoảng 1 mét. Sau đó, hãy đặt một cây bút chì giữa nguồn sáng và tờ giấy sao cho nó nằm ngay giữa đường đi của các tia sáng.


Thí nghiệm đơn giản bạn có thể thử nghiệm để hiểu về những chiếc bóng.

Khi bạn di chuyển bút chì đến gần tờ giấy, bóng của nó sẽ trở nên tối hơn, nổi bật và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn di chuyển bút chì về phía nguồn sáng (hoặc ra xa tờ giấy), bóng sẽ trở nên khuếch tán và ít xác đinh hơn, đến mức nó gần như biến mất hoàn toàn. Đây chính là những điều xảy ra với máy bay và chim khi đang bay.

Vì sao máy bay và chim không đổ bóng xuống mặt đất?

Bất kỳ vật thể không trong suốt nào nằm giữa nguồn sáng và mặt đất đều sẽ tạo ra bóng. Vì vậy, câu hỏi "Tại sao máy bay không đổ bóng xuống mặt đất" vốn dĩ không chính xác. Máy bay có đổ bóng xuống mặt đất và chim khi đang bay cũng vậy.

Câu hỏi đúng trong trường hợp này sẽ là "Tại sao chúng ta không nhìn thấy bóng của máy bay khi đang bay ở trên mặt đất". Có 2 lý do giải thích cho điều này.


Thực tế là, máy bay có đổ bóng xuống mặt đất và chim khi đang bay cũng vậy.

1. Máy bay đang ở độ cao rất lớn

Một chiếc máy bay thương mại sẽ bay ở độ cao khoảng 35.000 - 40.000 feet (hơn 10,6 - hơn 12,1 km). Ở độ cao này, bạn thậm chí sẽ không thể nhìn thấy máy bay chứ đừng nói đến cái bóng của nó trên mặt đất. Ngay cả với những chiếc máy bay khi đang ở độ cao chỉ vài trăm feet so với mặt đất thì bạn cũng không thể nhìn thấy bóng của nó.

Tuy nhiên, nếu máy bay chỉ đang ở độ cao vài chục feet so với mặt đất thì bạn chắc chắn sẽ nhìn thấy bóng của nó. Vì vậy, nếu muốn nhìn bóng của máy bay, hãy quan sát vào thời điểm chúng chuẩn bị cất cánh hoặc hạ cánh.

2. Máy bay quá "nhỏ"

Máy bay là một phương tiện vận chuyển rất lớn nhưng nếu so sánh kích thước của nó với nguồn sáng, trong trường hợp này là mặt trời thì lại là rất nhỏ. Vì vậy, khi đang bay ở độ cao khoảng 35.000 - 40.000 feet thì nó quá nhỏ để có thể tạo ra một cái bóng trên mặt đất. Điều này cũng được áp dụng cho loài chim, chúng quá nhỏ để tạo ra một cái bóng trên mặt đất.

Tuy nhiên, nếu một tiểu hành tinh cỡ lớn bay ngang qua Trái đất thì bạn cùng hàng triệu người khác chắc chắn sẽ nhìn thấy bóng của nó trên mặt đất.

Cập nhật: 15/06/2021 Theo VnReview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video