Vì sao nắng nóng mùa hè ngày càng gay gắt hơn?

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WWO), từ mùa hè năm 2016, qua các năm gần đây là thời kỳ nóng nhất ở bán cầu bắc trong kỷ lục khí hậu suốt 140 năm qua. Nhiệt độ cao bất thường trong nửa đầu năm 2016 vì hiện tượng thời tiết El Nino.

Mặc dù lượng phát thải khí nhà kính có giảm thời gian gần đây, mùa hè năm 2020 được cho là sẽ phá vỡ kỷ lục trước đó.

Theo dự báo, năm 2020, nhiệt độ trên thế giới có thể cao hơn mức nhiệt trung bình khoảng 1 độ C. Năm 2020 được cho là sẽ phá vỡ mọi kỷ lục nhiệt độ, kéo dài chuỗi hiện tượng thời tiết thất thường những năm qua.

Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh (Met Office) đều cho rằng khả năng 2020 sẽ là một trong những năm có nhiệt độ cao nhất. NOAA nhận định khả năng năm 2020 nóng nhất lịch sử khí tượng lên đến 75%, nếu không, 99,9% sẽ nằm trong top 5 các năm nóng nhất.

Nhiệt độ cực đoan dần phổ biến và gay gắt hơn

Một dự án nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, nếu con người không có các biện pháp làm giảm ô nhiễm từ các loại khí thải giữ nhiệt, sẽ có đến 3/4 ngày hè trên phần lớn Bắc bán cầu có thể có nhiệt độ cực cao.

Nghiên cứu cho thấy số ngày nắng nóng cực đoan đang gia tăng. Kể từ năm 1960, hiện tại có khoảng 5 ngày nóng đặc biệt hơn ở Bắc bán cầu và những ngày này nóng hơn khoảng 2,7 độ F (1,5 độ C).

Đó là khoảng thời gian và cường độ nắng nóng có thể gây chết người, theo Tiến sĩ Kristie Ebi, giáo sư tại Trung tâm Y tế và Môi trường Toàn cầu tại Đại học Washington.


Một công nhân xây dựng rửa mặt bên vòi nước để hạ nhiệt ở Washington, DC, Mỹ trong đợt nắng nóng tháng 7/2019. (Ảnh: CNN).

Các tác giả của nghiên cứu cho biết sự gia tăng cả về tần suất và cường độ của những ngày và đêm đều nóng chủ yếu là do ô nhiễm khí đốt nóng lên từ hành tinh của con người - tức là gồm hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và các nguồn khác.

Nghiên cứu cũng cho thấy các khu vực đã chứng kiến ​​sự gia tăng lớn nhất trong những ngày nắng nóng cực đoan - Nam Mỹ, Tây Bắc và Đông Nam Canada, Tây và Nam Âu, Mông Cổ, phía Đông Nam Trung Quốc - có thể cảm thấy nóng hơn trong những thập kỷ tới.

Những đợt nắng nóng qua các năm gần đây ở châu Âu và Ấn Độ đã khiến hàng chục ngàn người chết.

Dù nhiệt độ gia tăng rất đáng kể, nhưng dự đoán cho thấy việc mùa hè nóng hơn hay không trong tương lai sẽ phụ thuộc vào những hành động của con người ngày nay nhằm giảm ô nhiễm từ các loại khí thải giữ nhiệt trong khí quyển, theo CNN.

Theo một kịch bản khá lạc quan, nếu con người tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch nhưng thực hiện các bước để giảm khí nhà kính trong những thập kỷ tới, số ngày nhiệt độ lên đến cực cao mỗi mùa hè có thể tăng từ khoảng 8 lên 32 ngày trước năm 2100 - gấp 4 lần so với số ngày nắng nóng ghi nhận vào năm 2012.

Nhưng nếu con người thất bại trong việc giảm ô nhiễm từ các loại khí thái giữ nhiệt, nhiều nơi ở Bắc bán cầu có thể đón khoảng 69 ngày có sức nóng ban ngày và ban đêm tàn khốc vào năm 2100 - nhiều hơn 8 lần so với năm 2012.

Nghiên cứu cũng cho thấy số người có khả năng tiếp xúc với những ngày nắng nóng cực đoan sẽ tăng lên. Ngay cả khi thế giới phát triển hướng tới một tương lai bền vững với lượng khí thải giảm vừa phải và tăng trưởng dân số thấp, số dân tiếp xúc với những ngày cực nóng có thể tăng gấp 4 lần ở khu vực Bắc bán cầu.

Và nếu ô nhiễm từ các loại khí thải giữ nhiệt tiếp tục không được kiểm soát, sự tiếp xúc của con người với cái nóng mùa hè gần như không ngừng này có thể nhân lên gấp 8 lần vào cuối thế kỷ 21.

Sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi nhiệt độ khắc nghiệt

Trong lịch sử, sóng nhiệt là hình thái thời tiết cực kỳ nguy hiểm, khiến số ca tử vong trung bình nhiều hơn lũ lụt, lốc xoáy và thậm chí là bão, theo thống kê của National Weather Service.

Trong khi sức nóng ban ngày chắc chắn gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, rủi ro tăng lên khi kết hợp với nhiệt độ ban đêm cao. “Nếu bạn có những ngày nóng và sau đó không thể hạ nhiệt vào ban đêm, thì các cơ chế sinh lý điều hòa nhiệt trong cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng”, Tiến sĩ Ebi nói.

Những người nghèo, sống một mình, những người già và những ai có sức khỏe kém là đối tượng dể chịu tổn thương nhất khi nhiệt độ cao, theo Jane Wilson Baldwin, nhà nghiên cứu tại Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty thuộc Đại học Columbia.

“Họ có thể ở trong căn hộ của họ một mình, hơi nóng tích tụ và họ không có máy điều hòa không khí”, ông Baldwin nói. “Sau đó, căng thẳng nhiệt có thể dẫn đến các tác động tim mạch hoặc hô hấp khiến họ tử vong”.

Cập nhật: 22/05/2020 Theo saostar
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video