Vì sao người nhận giải Nobel ngày càng già?

  •   32
  • 2.283

Những người nhận giải Nobel vật lý, y học và hóa học năm 2016 đều là đàn ông, người trẻ nhất 65 và già nhất 72 tuổi.

Quay trở lại thập niên 50 của thế kỉ XX, độ tuổi nhận giải Nobel trung bình chỉ là 56. Thời đó những nhà vật lý được giải Nobel thường ở độ tuổi 47 trong khi ngày nay là ngoài 60.

Thực tế cho thấy trong tất cả các lĩnh vực, một xu hướng không thể đảo ngược là số người nhận giải ngày càng già. Xu thế này bắt đầu từ thập niên 50 và tiếp tục tới ngày nay.

Liệu có phải trong thời đại thông tin và khoa học bùng nổ như hiện nay, việc tìm ra một đột phá nào đó là quá khó khăn? Câu trả lời không hẳn như vậy.

3 nhà khoa học dành giải Nobel vật lý năm 2016.
3 nhà khoa học dành giải Nobel vật lý năm 2016.

Gustav Kallstrand, phụ trách cao cấp bảo tàng Nobel cho biết 100 năm trước chỉ có khoảng 1.000 nhà vật lý toàn cầu. Ngày nay, con số này là 1 triệu.

"Đây là một nhân tố cực kì quan trọng. Thời gian chờ đợi nhận giải Nobel sẽ lâu hơn và bạn sẽ không nhận được ngay giải thưởng sau khi tìm ra một đột phá", Gustav giải thích.

Dù nhiều nhà khoa học tìm ra một phát hiện mới khi tuổi đời rất trẻ nhưng có hàng ngàn người khác cũng làm điều tương tự. Ủy ban trao giải Nobel phải thẩm định gắt gao và cần nhiều năm để quyết định trao thưởng cho người xứng đáng nhất.

Ngày nay số người là nhà văn, nhà kinh tế và cống hiến cho hòa bình nhiều hơn vài ngàn người so với một thế kỷ trước. Xu thế già hóa với giải Nobel là một điều khác lạ. Câu hỏi nữa đặt ra là vì sao những người nhận giải vật lý lại nhiều tuổi hơn trong các lĩnh vực còn lại.

Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về số nhà khoa học đạt giải Nobel.Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về số nhà khoa học đạt giải Nobel.
Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về số nhà khoa học đạt giải Nobel.

Tất cả các giải vật lý gần đây đều xuất phát từ cuộc cách mạng khoa học thế kỷ 20 khi ngành lượng tử ra đời. Gustav cho biết vật lý trong 50 năm đầu tiên của thế kỷ 20 tiến bộ rất nhanh. Nhiều nhà vật lý còn trẻ và họ phát hiện được nhiều thứ rất dễ dàng.

Werner Heisenberg và Paul Dirac chỉ 31 tuổi khi họ nhận giải Nobel vật lý những năm 1930. Cả hai đều nghiên cứu về vật lý lượng tử. Thời điểm đó, vật lý lượng tử mở toang cánh cửa mới và phát hiện được những điều mới mẻ rất đơn giản. Một nhà khoa học từng nói: "Kể cả những nhà vật lý bình thường cũng có những phát hiện vĩ đại".

Gustav cho biết chỉ có giải Nobel hòa bình là không nằm trong xu thế này. "Hội đồng chấm giải Nobel hòa bình cố gắng bắt kịp xu thế thời đại. Họ không muốn một giải Nobel hòa bình được công bố khi đã sự kiện xoay quanh kết thúc hoàn toàn".

Dù các giải Nobel khoa học và nhân văn có sự thay đổi về cơ cấu tuổi nhưng có một điểm rất ít đổi thay: những nhà khoa học nhận giải chủ yếu là nam giới. Nhiều nhà khoa học nữ cũng được đề cử nhưng sự chênh lệch cách đây vài thập kỷ vẫn còn nguyên.

Marie Curie là nhà khoa nữ đầu tiên nhận giải năm 1903.
Marie Curie là nhà khoa học nữ đầu tiên nhận giải năm 1903.

Nam giới vẫn xuất hiện nổi trội trong các bộ môn khoa học. Gustav kể lại sự việc khi nhà khoa học nữ bị xem nhẹ công trình của mình, đó là Marie Curie.

Năm 1903, khi bà Marie Curie không được đề cử giải Nobel, chồng bà và những nhà nghiên cứu khác đã phản đối và không chấp nhận giải thưởng. Cuối cùng, ban chấm giải Nobel phải chấp thuận và trao giải Nobel cho bà. Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải thưởng danh giá này.

Cập nhật: 17/10/2016 Theo Dân Việt
  • 32
  • 2.283