Vì sao người Nhật thích ăn chuối chín có đốm đen?

Chuối là loại trái cây vô cùng quen thuộc và phổ biến đến mức nhiều người thấy chuối chín có nhiều đốm đen ở vỏ thường đem bỏ đi. Tuy nhiên, đây là là một sự lãng phí vô cùng đáng tiếc.

Theo kết quả nghiên cứu mới đây của Đại học Teikyo (Tokyo) và GS.BS. kiêm Chuyên gia dinh dưỡng Tsurumi Takashi, khi chuối chín tới độ lốm đốm chấm đen mà ta quen gọi là trứng cuốc mới chính là lúc đạt được mức độ dinh dưỡng đầy đủ nhất và tốt nhất cho cơ thể. Nhưng điều quan trọng không kém rằng, đây cũng là lúc trái chuối tạo nên nồng độ hoại tử khối u TNF (Tumor Necrosis Factor) đạt đến mức tối đa, từ đó hỗ trợ tiêu hủy tế bào ung thư hiệu quả.

Trước tiên, cũng cần biết đôi nét về vị bác sĩ này. Ông sinh năm 1948 tại tỉnh Ishikawa phía tây Tokyo khoảng 400 km. Năm 1979, ông tốt nghiệp trường đại học nổi tiếng Kanazawa nhưng đến năm 1984 thì rời bỏ Tây y mà đi theo y học Đông phương, châm cứu và khí công.


Chuối có công năng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc.

Đến năm 1986 ông lại nghiên cứu thêm về các nền dinh dưỡng của Nhật, Mỹ, các nước khác và trở thành chuyên gia dinh dưỡng học nổi tiếng. Ông chủ trương rằng bệnh tật có thể được điều trị và sức khỏe có thể được tăng cường tối đa bằng cách tạo ra một môi trường phân tử tối ưu cho các tế bào của cơ thể nhờ vào sự hình thành của các chất tự nhiên.

Theo Đông y, chuối vị ngọt, tính lạnh, vào vị, đại tràng, có công năng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc; rất tốt cho các trường hợp táo bón, sốt nóng, khát nước, mụn nhọt, trĩ xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, an thai.

Chuối trứng cuốc tốt cho sức khỏe hơn so với khi vừa chín tới. Vào giai đoạn này, trái chuối mới thực sự đầy đủ dinh dưỡng, khả năng chống oxy hóa mới mạnh nhất, lượng enzyme cũng nhiều hơn, các chất dinh dưỡng từ đó cũng dễ dàng được hấp thu hơn.

Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Teikyo Nhật Bản, khi chuối chín và xuất hiện trứng cuốc có thể làm nồng độ hoại tử khối u đạt đến mức tối đa, có khả năng giết chết tế bào ung thư.

Ngoài ra, chất serotonin cũng tăng lên, loại “hormone hạnh phúc” này có thể hỗ trợ điều chỉnh cảm xúc, giảm căng thẳng, tức giận và thúc đẩy nhu động ruột. Nhưng GS.BS. Tsurumi Takashi cũng nhắc nhở thêm là chuối chín tự nhiên tới độ trứng cuốc từ 40 đến 60 % là tốt và giàu dinh dưỡng nhất, còn nếu bị đen do dập nát hoặc thâm đen hơn 60 % thì chuối đã bị hư hoại cần phải bỏ đi.


Chuối từ lâu đã được mệnh danh là siêu thực phẩm, nhưng ăn chuối lúc nào tốt thì không phải ai cũng biết.

Và sau đây GS.BS. Tsurumi Takashi cũng lưu ý cho chúng ta 6 lợi ích cho sức khỏe của loại trái cây “bình dân” này:

  • Trong chuối có chứa hàm lượng kali rất phong phú có thể hỗ trợ điều hòa huyết áp.
  • Chuối có chứa nhiều chất xơ có thể thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
  • Hàm lượng vitamin B6 cũng rất phong phú, giúp duy trì sức khỏe cho hệ thần kinh.
  • Hàm lượng đường, vitamin và các khoáng chất đều dễ hấp thụ cho cơ thể, nên đây là loại trái cây thích hợp để ăn trước và sau khi tập thể dục nhằm bổ sung năng lượng.
  • Chất tryptophan trong chuối có thể hỗ trợ điều chỉnh cảm xúc và giải trừ sự mệt mỏi.
  • Hàm lượng manganese trong chuối rất cao, ăn thường xuyên có thể hỗ trợ tăng cường chức năng của não bộ, giúp xương chắc khỏe và cải thiện tình trạng của da.

Tuy nhiên, cũng nên lưu ý là lượng đường và kali trong chuối tương đối cao nên bệnh nhân tiểu đường và thận nên tránh ăn nhiều (tốt nhất là theo chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng).

Cập nhật: 26/10/2018 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video