Nhồi máu cơ tim hay đột quị không làm người ta chết nhiều vào thứ bảy hay chủ nhật, mà lại vào thứ hai. Đặc biệt, nam giới chết trong ngày này tăng gấp 20 lần bình thường, còn phụ nữ - gấp 15 lần. Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa việc tim bất ngờ ngưng đập vào ngày thứ hai với việc... trở lại công sở sau ngày nghỉ cuối tuần.
(Ảnh: besttreatments) |
Vậy thì điều gì xảy ra cho trái tim người ngày đầu tuần? Tại sao lại làm họ đột tử? Các chuyên gia nói trong đa số trường hợp, một trong những mạch máu nuôi tim bị vỡ. Nguyên nhân tim ngừng đập còn là vì một số hormone - như cortisone - hay một số hormone xuất hiện trong quá trình hoạt động của hệ thần kinh mà não chúng ta không kiểm soát được. Trong những trường hợp như thế, nhịp độ hoạt động của tim thay đổi dẫn tới những hậu quả nặng nề.
Tuổi tác có ý nghĩa gì không trong những trường hợp này? Câu trả lời là không. Hiển nhiên người chết thường là những nguời trên 65, nhưng cả người trẻ tuổi hơn cũng không thoát khỏi hiểm họa này, nguyên tắc Ngày thứ hai đặc biệt tích cực ở Châu Âu, Mỹ và Úc, nhưng lại không hoạt động ở Trung Quốc.
Người Trung Quốc lại hay chết vì tim vào ngày thứ bảy, và ít hơn, vào chủ nhật. Nguyên tắc này cũng không áp dụng với người Nhật. Đặc biệt phụ nữ nhật thường chết vì bệnh tim vào thứ bảy (với những ai làm việc nhà và ngày thứ bảy là ngày công việc nhà nhiều hơn). Còn ai làm việc ở công sở, cơ quan thì hiếm khi đột tử vì bệnh tim trong ngày thứ hai.
Cái khác nhau giữa châu Âu và châu Á được giải thích có thể là theo truyền thống (cách thay đổi nhịp độ sống trong ngày cuối tuần) hay tôn giáo (các tín đồ Do Thái hay Hồi giáo có thể tuân thủ một số giáo luật khác nhau trong ngày nghỉ), tuy nhiên, khả năng này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ.
Việc hiểu được vì sao con người dễ bị thương tổn vào thứ hai sẽ giúp họ thoát khỏi các hiểm họa: tổ chức thời gian sao cho công việc không trở nên quá căng thẳng trong ngày đầu tuần. Nhưng thuốc uống cho "Ngày thứ hai đen" thì vẫn chưa có!.
TRẦN ĐỨC THÀNH