Vì sao nữ giới lại có lượng kháng thể cao hơn nam giới sau khi tiêm vaccine Covid-19?

Trong một báo cáo được trình bày tại Hội nghị thường niên lần thứ 9 của Trung tâm Phát triển vaccine San Antonio (Mỹ), nhóm chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Y sinh Texas (Mỹ) và Đại học Verona (Italy) đã đưa ra giả thuyết do sự khác biệt liên quan đến hormone giới tính nên phụ nữ sẽ có lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine Covid-19 cao hơn nam giới.

Cụ thể, ở nam có lượng hormone Testosterone cao hơn đã ức chế hệ thống miễn dịch, trong khi ở nữ hormone Estrogene cao hơn đã khuếch đại các phản ứng miễn dịch.

Ngoài ra, có một số gene mã hóa cho các protein miễn dịch lại nằm trên nhiễm sắc thể X của nữ. Do có 2 nhiễm sắc thể X nên điều này có thể giúp tăng cường hoạt động miễn dịch.


Phụ nữ thường có lượng kháng thể sau khi tiêm chủng cao hơn nam giới, kể cả vaccine Covid-19 hay vaccine cúm. (Nguồn: Reuters).

Những nghiên cứu trước đây cho thấy, nam giới dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng hơn phụ nữ. Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch của nam giới không phản ứng mạnh như phụ nữ sau khi tiêm các loại vaccine như cúm, sởi, viêm gan…

Một nghiên cứu được công bố ngày 23/12/2013 của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ cho thấy, sau khi tiêm vaccine cúm, những người đàn ông có lượng Testosterone cao có lượng kháng thể bảo vệ thấp hơn so với những người đàn ông có lượng Testosterone thấp hơn và thấp hơn so với phụ nữ. Chính vì vậy, nhìn chung phụ nữ có phản ứng kháng thể với vaccine Covid-19 mạnh hơn nam giới.

Tuy nhiên, theo nhóm chuyên gia do Tiến sĩ Brandon Michael Henry đứng đầu, bất kể độ tuổi nào, phụ nữ sau khi tiêm vaccine Covid-19 trong thời gian 6 tháng đều có mức kháng thể giảm hơn 50% so với mức cao nhất sau khi vừa tiêm.

Nhóm đã tiến hành các đánh giá có hệ thống qua 32 nghiên cứu với hơn 5.000 người cũng cho thấy các kết quả tương tự về độ tuổi và giới tính.

Tiến sĩ Henry cho hay, ngày càng có nhiều người già và nam giới phải chịu hậu quả tồi tệ của đại dịch Covid-19 do phản ứng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2 ở các nhóm đối tượng này bị yếu đi.

Dù vậy, nhóm chuyên gia khẳng định, mức độ kháng thể suy giảm không có nghĩa là vaccine không có hiệu quả. Trong cơ thể người đã chủng ngừa có các loại kháng thể khác nhau đóng những vai trò riêng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đột phá và nếu nhiễm bệnh thì vẫn nhẹ hơn so với người không được tiêm phòng.

Các kháng thể này vẫn tiếp tục có hiệu quả ngay cả khi mức độ kháng thể thấp hơn, đó là lý do tại sao việc tiêm phòng trở nên quan trọng. Do các kháng thể này sẽ tiếp tục suy giảm theo thời gian nên việc tiêm liều tăng cường có thể giúp duy trì kháng thể ở mức độ cao để bảo vệ người bệnh hiệu quả hơn.

Cập nhật: 27/11/2021 Theo Báo Quốc Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video