Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng nói chung, nữ giới ở lứa tuổi nào cũng có xu hướng lo lắng nhiều hơn và có nhiều mối lo nghiêm trọng hơn nam giới. Nữ giới cũng dễ nhìn ra nhiều rủi ro hơn trong các tình huống, và từ đó, trở nên lo âu hơn nam giới.
Bây giờ thì chúng ta đã biết được lý do
Theo hai nghiên cứu mới đây thì nữ giới tin nhiều hơn nam giới rằng những trải nghiệm quá khứ có thể dự báo chính xác tương lai. Cuộc nghiên cứu bao gồm hai nhóm đối tượng là những em nhỏ từ 3 - 6 tuổi và những người trưởng thành cả nam và nữ, tìm hiểu mức độ khiến những người tham gia cho rằng sự lo lắng có thể gây ra bởi cái ám ảnh rằng một sự kiện tồi tệ đã xảy ra trong quá khứ có thể lại xảy ra trong tương lai (kỹ năng này ở dạng đơn giản nhất, là quan trọng đối với việc đưa ra quyết định và nhìn nhận những rủi ro).
Trong nghiên cứu đầu tiên, những người tham gia được nghe 6 câu chuyện, trong đó có những nhân vật đã bị một người khác hoặc một con vật làm hại, hoặc làm tổn thương. Nhiều ngày sau nhân vật đó vẫn cảm thấy lo lắng hoặc thay đổi hành vi của mình khi lại đối diện với kẻ đã từng làm hại mình trước đó. (Ví dụ cậu bé A ăn trộm đồ chơi của cậu bé B khác, thì cậu bé B có thể lo lắng khi gặp lại cậu bé A và sẽ giấu món đồ chơi mới mà mình đang chơi đi).
Nghiên cứu thứ hai cũng ương tự, trừ việc nhân vật phản diện (người hoặc con vật) đi ngang qua trông chỉ giống với kẻ trước đó đã thật sự làm tổn thương nhân vật chính.
Sau khi kết thúc mỗi câu chuyện, những người tham gia nghiên cứu được đề nghị hãy giải thích tại sao nhân vật chính lại lo lắng hoặc thay đổi hành vi của mình.
Nữ giới - cả trẻ con và người trưởng thành - đều có xu hướng sử dụng cảm giác bấp bênh, không chắc chắn để giải thích phản ứng của nhân vật chính. Tức là, họ cố giải thích phản ứng đó theo chiều hướng là những sự việc có thể xảy ra chứ không phải những gì sẽ xảy ra. Họ cũng có xu hướng hơn hẳn nam giới là dự đoán rằng những nhân vật chính khi nhìn thấy nhân vật mới (trong nghiên cứu thứ hai) - dù trông chỉ giống như kẻ phản diện thôi - vẫn sẽ cảm thấy lo lắng, vì họ nghĩ rằng nhân vật mới đó cũng sẽ hại mình.
Xu hướng lo lắng theo kiểu quá khứ - đến - tương - lai - này cũng rất dễ bị ảnh hưởng, tức là nếu có người trong gia đình để cho lo lắng, thì những người khác cũng dễ sẽ bị lo lắng theo. Sự phát triển này bắt đầu từ khi còn là trẻ con, trước khi đi học, tức là cách bạn hành xử hoàn toàn có thể tác động đến nhóc em của bạn - dù bạn không nhận thấy và nghĩ rằng nó còn quá nhỏ để hiểu được cách bạn suy nghĩ hay hành động.
Đặng Mỹ Dung