Vì sao tàu hỏa ở Ấn Độ thường đông nghẹt người?

Hình ảnh hành khách ngồi trên nóc tàu hỏa, bám đầy ngoài thành tàu đã trở nên quen thuộc ở Ấn Độ. Vì sao tàu hỏa ở Ấn Độ thường chật cứng hành khách?

Theo Business Insider, Ấn Độ là quốc gia có hệ thống mạng lưới đường sắt lớn thứ hai trên thế giới. Trung bình mỗi ngày có 23 triệu người chọn tàu hỏa là phương tiện di chuyển. Điều này phản ánh phần nào lý do tại sao tàu hỏa ở Ấn Độ luôn chật cứng hành khách.


Đường sắt là phương tiện di chuyển rẻ nhất và hiệu quả nhất ở Ấn Độ.

Ở thời điểm độc lập khỏi người Anh năm 1947, đường sắt là loại hình di chuyển phổ biến nhất ở Ấn Độ.

Chính phủ trợ giá vé giúp đường sắt trở thành phương tiện di chuyển rẻ nhất và hiệu quả nhất ở Ấn Độ. Chính sách này được cho là nguyên nhân chủ yếu khiến người Ấn Độ từ lâu quen với việc di chuyển bằng đường sắt để đi làm hàng ngày.

Tuy nhiên, Sanjay Agrawal, kỹ sư ngành đường sắt Ấn Độ, nói rằng tốc độ phát triển đường sắt không thể bắt kịp với nhu cầu ngày càng tăng của người dân.

Tính đến năm 2016, Ấn Độ mới chỉ bổ sung thêm 11.000km đường sắt so với 54.000km thừa hưởng từ thời thuộc địa. Ngược lại, nhu cầu di chuyển bằng đường sắt của người dân Ấn Độ đã tăng 700% trong cùng giai đoạn.

Bên cạnh đó, đa số hành khách ở Ấn Độ muốn lên một số chuyến tàu cụ thể, không muốn chờ chuyến tàu khác hoặc cân nhắc phương án di chuyển thay thế, dù phải bám vào thành tàu, gây bất tiện cho bản thân và những người khác.

Các chuyến tàu trung gian không nhận được sự hưởng ứng của hành khách ở Ấn Độ vì không ai muốn phải xuống giữa chừng để đổi tàu.

Cập nhật: 07/05/2021 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video