Vì sao tiêm đủ liều vaccine vẫn có nguy cơ mắc bệnh?

Dù vaccine là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả, người đã tiêm ngừa cũng không nên chủ quan vì vẫn có khả năng mắc bệnh.

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến một người bị nhiễm bệnh dù đã tiêm đủ liều vaccine, trong đó có thể kể đến một số lý do dưới đây.

Vaccine chưa đủ thời gian để phát huy tác dụng

Cơ chế hoạt động chính của vaccine là kích hoạt phản ứng miễn dịch để giúp cơ thể ghi nhớ và chống lại vi khuẩn hoặc virus khi chúng xâm nhập. Tuy nhiên, quá trình này cần một khoảng thời gian nhất định, thường là vài tuần đến vài tháng. Vì vậy, người tiêm vaccine vẫn có khả năng mắc bệnh nếu tiếp xúc với mầm bệnh gần thời gian tiêm phòng.

Cơ thể không đáp ứng đủ với vaccine

Một số đối tượng như người lớn tuổi, người nhiễm HIV, người mắc các bệnh mạn tính, người từng ghép tạng... thường có hệ miễn dịch suy yếu và không đáp ứng hoàn toàn với vaccine. Điều này khiến vaccine kém hiệu quả và làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Trong trường hợp đó, liều bổ sung có thể được khuyến nghị để giúp tối ưu hóa hoặc tăng cường đáp ứng miễn dịch ở những đối tượng này.


Người lớn tuổi thường có hệ miễn dịch suy yếu và đáp ứng không đầy đủ với vaccine. (Ảnh: Reuters)

Tác dụng phụ của vaccine

Một số vaccine có thể gây ra tác dụng phụ với các dấu hiệu tương tự như bệnh lý mà chúng phòng ngừa. Ví dụ như tác dụng phụ của vaccine ngừa Covid-19 có thể giống với triệu chứng của bệnh lý này, bao gồm: đau nhức cơ thể, mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, sốt, buồn nôn.

Nhiều người có thể nhầm lẫn tác dụng phụ của vaccine với tình trạng bệnh thật sự. Tuy nhiên, so với khi nhiễm bệnh, các tác dụng phụ này thường nhẹ hơn, xuất hiện ngay sau khi tiêm vaccine và có xu hướng biến mất sau 1-2 ngày.

Chủng vi sinh vật mắc phải không có trong vaccine

Vaccine có thể sử dụng mầm bệnh toàn phần hoặc các bộ phận của chúng để kích hoạt phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên, thông thường, vaccine chỉ chứa một hoặc một vài chủng virus, vi khuẩn gây bệnh nhất định đã được chọn lọc. Vì vậy, sau khi tiêm vaccine, cơ thể sẽ chỉ hình thành khả năng miễn dịch chống lại các chủng vi sinh vật cụ thể này.

Nếu phơi nhiễm với các chủng vi khuẩn hoặc virus đã bị biến đổi hoặc khác biệt so với chủng hiện có trong vaccine thì dù đã tiêm phòng vẫn có khả năng mắc bệnh. Bởi vì lúc này, cơ thể chưa hình thành khả năng miễn dịch chống lại chúng.

Thêm vào đó, mỗi loại vaccine chỉ giúp phòng ngừa một số bệnh lý cụ thể. Vì vậy, người tiêm vaccine vẫn có khả năng mắc phải các bệnh liên quan hoặc có cùng triệu chứng. Chẳng hạn, người tiêm phòng cúm vẫn có thể bị các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản, cúm dạ dày hay viêm phổi (trừ trường hợp viêm phổi là biến chứng của cúm).

Ngoài ra, việc vaccine không được bảo quản hoặc tiêm đúng cách cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả phòng ngừa.

Nhìn chung, người đã tiêm đầy đủ vaccine vẫn có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, việc tiêm vaccine sẽ giúp tình trạng bệnh nhẹ hơn và giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người trên 65 tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu.

Cập nhật: 13/01/2022 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video