Vì sao trên mâm cỗ ngày Tết luôn có gà luộc - câu hỏi "tưởng dễ mà khó" đố bạn trả lời

Gà luộc gần như đã là thứ không thể thiếu trên mọi mâm cỗ, đặc biệt là vào ngày Tết. Vậy tại sao nhất thiết phải là gà luộc chứ không chọn thứ đồ khác thay thế?

Chúng ta không còn xa lạ gì với hình ảnh chú gà luộc xuất hiện trên các mâm cỗ cúng. Vào ngày Tết, gà còn được chuẩn bị cẩn thận hơn rất nhiều lần với hình tượng chú gà ngậm bông hoa hồng trong miệng.

Trông quen mắt là thế, liệu có bao giờ bạn thắc mắc do đâu mà gà luộc "xuất hiện trên mọi mặt trận" như vậy? Hóa ra, người ta sử dụng thứ này trong mâm cỗ là có ý nghĩa cả đấy.

Đầu tiên là vì gà khá dễ kiếm và dễ chế biến - là vật dâng cúng phù hợp với tất cả mọi gia đình.

Ngoài ra, gà còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp theo quan niệm xưa. Trong 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cương trực và mạnh mẽ. Còn trong văn học, gà lại được cho là loài sở hữu 5 đức tính lớn: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín.

Không những vậy, theo sách chiêm tinh, mỗi ngày trong 8 ngày đầu năm mới thuộc về một con giống. Gà thuộc ngày mồng 1 Tết, vậy nên cỗ cúng không thể thiếu gà được!

Tất cả những điều trên dường như cũng đủ khiến gà luộc trở thành thứ không thể thiếu trên mâm cỗ rồi. Thế nhưng, nhắc tới ý nghĩa của gà mà bỏ qua truyền thuyết dân gian dưới đây thì thật thiếu sót.

Truyện kể rằng, từ khi Ngọc Hoàng mới tạo ra cuộc sống dưới hạ giới, Người đã sai 10 mặt trời ngày đêm chiếu sáng sấy khô mặt đất. Nhưng đất đã khô nứt nẻ rồi mà Ngọc Hoàng quên không thu Mặt trời lại, khiến con người và cây cỏ khốn đốn vì nắng hạn.

Khi ấy, một chàng dũng sĩ đã giương tên bắn rụng liên tiếp 9 Mặt trời. Mặt trời cuối cùng sợ quá bay tít lên cao và trốn "biệt tăm biệt tích". Mặt đất lại trở nên lạnh lẽo tối tăm. Con người và loài vật rủ nhau đi gọi Mặt trời nhưng chẳng ai thành công.

Cuối cùng, chỉ có gà trống khoẻ mạnh cất tiếng gáy vang lừng khiến Mặt trời tò mò ngó xuống. Vậy là một lần nữa, mặt đất lại được chiếu sáng bởi ánh mặt trời.

Vậy thì liên quan gì tới mâm cỗ ngày Tết nhỉ? Người ta coi đêm giao thừa là thời điểm trời đất tối tăm nhất vì Mặt trời ẩn mình rất sâu. Bởi vậy, nhà nhà bảo nhau cúng một con gà trống với hi vọng gà sẽ đánh thức Mặt trời cho đủ đầy ánh nắng cả năm.

Đó chính là cách thể hiện ước mong "mưa thuận gió hoà" của cư dân nông nghiệp. Cứ như vậy, gà trở thành một nét văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng Mặt trời của nghề trồng lúa nước.

Ngày nay, nhiều gia đình Việt không còn làm nông, câu chuyện gà gọi Mặt trời cũng không được nhiều người biết đến nữa. Tuy nhiên, phong tục sử dụng gà trên mâm cỗ thì vẫn được lưu truyền cho tới giờ.

Không chỉ dừng lại ở giới hạn cỗ cúng, gà luộc rắc lá chanh cũng là một món không thể thiếu trong các bữa ăn cổ truyền Việt Nam.

Cập nhật: 28/01/2019 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video