Nhóm các nhà khoa học của Trường đại học Illinois ở Urbana - Cahmpaign (Mỹ), đứng đầu bởi TS Bryan Richmond, đã tiến hành so sánh các mẫu xương chậu và xương ống chân của năm giống người vượn tìm thấy ở các khu vực khác nhau tại châu Phi với xương chậu của người homo sapiens.
Theo TS Bryan Richmond, con người chỉ thật sự học đi trên hai chân khi hoàn cảnh môi trường bắt buộc họ phải làm như vậy. Ông phát biểu: “Chúng tôi không phản đối giả thuyết cho rằng đi trên hai chân giúp con người giải phóng hai tay để sử dụng được công cụ lao động hoặc thu hái được các loại quả ở trên cao.
Tuy nhiên, đó không phải là những nguyên nhân quan trọng nhất như người ta vẫn tưởng. Hãy thấy rằng nhiều loài vượn người hiện nay vẫn đứng được trên hai chân để hái quả nếu cần, nhưng thông thường chúng thích leo trèo bằng bốn chân hơn.
Có thể do quá trình thảo nguyên hóa rừng rậm đã không diễn ra đột ngột (chẳng hạn như nạn cháy rừng) như đã từng xảy ra trong một thời gian dài.
Nhờ vậy, tổ tiên của chúng ta có thời gian để hiểu ra rằng hai chân trước dài ngoằng chẳng có ích gì, cũng như việc bò bằng bốn chân ở những đám rừng đang bị cháy là hoàn toàn rất bất lợi. Và chính hoàn cảnh ấy đã bắt buộc vượn người có xu hướng tập đi trên hai chân”.
NGUYỄN SINH