Cảnh tượng sóng liên tục vỗ vào bờ dù bị đóng băng

Đoạn clip bên dưới cho ta thấy được một hiện tượng độc đáo ở hồ Baikal, hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Vào mùa đông, khi tới thăm nơi này, các du khách sẽ được chiêm ngưỡng điều kì diệu của những con sóng liên tục xô vào bờ mặc dù mặt nước đã bị đóng băng.


Cảnh tượng sóng xô vào bờ trong khi mặt nước vẫn bị đóng băng. (Ảnh chụp từ clip).

Hồ Baikal là hồ nước ngọt lâu đời nhất và sâu nhất trên thế giới. Nó bị đóng băng tới năm tháng một năm và băng dày đến mức xe hơi thường xuyên chạy qua nó. Nhiệt độ lạnh có nghĩa là "sóng băng" hình thành trên đường bờ biển.

Những con sóng băng di chuyển vào bờ hồ lớn khi băng mùa đông bắt đầu tan chảy và có gió mạnh thổi liên tục. Điều kiện cần thiết để tạo ra sóng băng là phải có các vết nứt lớn trên mặt băng của hồ, tạo ra nhiều tảng băng trôi nổi tự do trên mặt hồ bắt đầu tan chảy. Sau đó, cần phải có gió mạnh thổi ít nhất 12 giờ liên tục. Lực đẩy của gió làm tăng tốc các tảng băng khổng lồ về phía bờ. Tuy băng di chuyển chậm, nhưng dường như không thứ gì có thể ngăn cản được nó. Băng vỡ ra, xếp chồng lên nhau khi tiếp cận với mặt đất. Theo một nghiên cứu, các tảng băng bị đẩy đi quãng đường khoảng 400 m trong vài giờ, mặc dù chúng chỉ lấn vào đất liền một vài mét.


Nhiệt độ lạnh có nghĩa là "sóng băng" hình thành trên đường bờ biển.

Hiện tượng sóng băng thường xảy ra tại các hồ nước lớn ở Canada, phía bắc nước Mỹ và hồ Baikal, Nga. Nó làm tắc nghẽn đường đi trên bờ hồ, gây tổn hại đến cây cối và các tòa nhà. Những người chứng kiến cảnh tượng này nói rằng, họ nghe thấy âm thanh loảng xoảng do băng tạo ra giống như tàu hỏa đang chạy qua.

Hồ Baikal bị bao phủ bởi băng trong gần 5 tháng một năm. Mỗi mùa đông khi nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ, bề mặt của hồ nước ngọt lớn nhất thế giới đóng băng. Nhưng băng không bắt đầu hình thành cho đến giữa mùa đông, rất lâu sau khi bắt đầu các đợt băng giá nghiêm trọng ở Siberia.

Khi các sông và hồ khác bị đóng băng từ lâu trong năm, Baikal vẫn chống lại sự hình thành băng. Sóng lạnh của nó đập vào bờ và trang trí các tảng đá ở bờ biển với các hoa văn băng giá. Nhưng khi nó bắt đầu đóng băng, điển hình là vào đầu tháng Giêng, nó vẫn bị đóng băng trong năm tháng tiếp theo. Lớp băng dày trung bình khoảng một mét cho phép ô tô và xe tải có thể dễ dàng chạy qua. Những đoạn dày nhất có thể dày đến hai mét.

Băng nóng lên vào ban ngày và lạnh đi vào ban đêm. Sự thay đổi lớn về nhiệt độ làm cho băng bị nứt. Các vết nứt này thường không rộng quá 0,5 đến 1 mét, nhưng đôi khi chúng có thể rộng đến 4 mét và kéo dài hàng trăm mét.

Một điểm đặc biệt khác của băng ở hồ Baikal là "hummocks" - hay còn gọi là sóng băng - đống băng vụn được đẩy ra trên bề mặt. Hummocks được hình thành trong quá trình đóng băng khi băng không đủ mạnh bị gió đập vỡ và văng ra ngoài bờ. Chúng thường hình thành dọc theo các vết nứt rãnh hoặc ven bờ và có thể cao từ 10-12 mét.

Cập nhật: 27/04/2022 Theo Youtube/Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video